Đắc Chí
RFA đưa tin: Trang The Globe Post, một phần của Globe
Post Media - tổ chức tin tức kỹ thuật số của Hoa Kỳ vào ngày 17/7 cho đăng bản
tin của AFP với tựa tạm dịch ra tiếng Việt là “Việt Nam mở Bảo tàng báo chí
trong khi truyền thông độc lập bị đặt ngoài vòng pháp luật”.
Bài báo xuyên tạc rằng “…tất cả các tờ báo và truyền hình
trong nước đều do chính quyền kiểm soát. Ngoài ra, Việt Nam, dù với thứ hạng ảm
đạm về tự do truyền thông cũng như bị mang tiếng đối xử nghiệt ngã đối với các
phóng viên độc lập không theo báo chí nhà nước, nhưng vẫn khánh thành một bảo
tàng dành riêng cho báo chí”.
Để “chứng minh” cho nhận định xuyên tạc, vô căn cứ trên, RFA
đã tiến hành phỏng vấn một số trường hợp mà họ gọi là “nhà báo độc lập” gồm Nguyễn
Ngọc Già, Nguyễn Vũ Bình. Điều đáng nói đây đều là những đối tượng đều có tiền
án tiền sự về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Và không ngạc nhiên khi những
ý kiến của các đối tượng này đều có nội dung xuyên tạc sự thật, phê phán Việt
Nam không có tự do ngôn luận, báo chí, công kích các cơ quan bảo vệ pháp luật
Việt Nam điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến lợi dụng tự do ngôn luận để
tuyên truyền chống phá Nhà nước…
Trong khi đó, diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự
do báo chí tại Việt Nam đang phản ánh những bước tiến đáng ghi nhận. Đó không
chỉ là việc Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết của
mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và
các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan mà trên nền tảng đó, Việt
Nam đã chủ động, sáng tạo và đầy trách nhiệm trong việc cụ thể hoá quyền tự do
ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng bằng văn bản pháp lý. Tại Điều
25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền
này do pháp luật quy định”.
Đáng chú ý, tại Luật Báo chí hiện hành cũng đã có hẳn một
chương với 4 điều (từ Điều 10 đến Điều 13, Chương II) quy định về quyền tự do
báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Về mặt thực tiễn, đời
sống hoạt động báo chí đang phát triển một cách hết sức sôi nổi với sự đa dạng
về loại hình báo chí, tư báo in, báo nói, báo truyền hình, báo điện tử; nhà nước
quan tâm và đảm bảo bằng cơ chế pháp luật để mọi công dân đều có thể thực hiện
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí một cách thuận lợi nhất. Cùng với các hãng
thông tấn, báo chí trong nước, các hãng truyền thông, báo chí nước ngoài cũng
đang hoạt động tích cực tại Việt Nam và được tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình tác nghiệp…
Cũng cần nói thêm rằng, nội dung bài báo của AFP đã cố
tình “đánh lận” giữa nhà báo với các blogger, FB hay cái gọi là “nhà báo độc lập”
rồi vu vạ rằng Việt Nam đàn áp, bỏ tù các nhà báo. Thực chất, tại Việt Nam, việc
người dân sử dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ
quan điểm, chính kiến, tâm trạng, nghĩ suy của mình là hết sức dễ dàng, thoải
mái mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở, ngăn cấm gì. Cũng như các quốc gia
khác, việc các blogger, FB chịu trách
nhiệm trước pháp luật quốc gia mình về những gì đăng tải trên mạng xã hội là
đương nhiên. Và khi vi phạm, việc bị xử lý là hết sức thường tình. Thế nhưng, AFP
và RFA đã “đánh lận” giữa blogger hay cái gọi là “nhà báo độc lập” và nhà báo, để rồi đặt điều sai trái xuyên tạc
về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Đó là sự thiếu khách quan, ẩn chứa nhiều
dã tâm kích động, chống phá!./.
Cứ nhìn vào truyền thông Việt Nam xem có tự do hay không? Chuyện thế giới chưa biết thì Việt Nam đã nắm rõ, lên mạng xã hội mọi thứ đủ chuyện trên đời. Tất cả các ứng dụng các phần mềm các trang, blog. page... Việt Nam đều có đầy đủ cả thế vậy mà vẫn có những tổ chức cứ nghĩ có thể dùng chiêu trò cũ rích này để xuyên tạc chống phá nước ta.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
XóaCứ nhìn qua các nước như Trung Quốc, Nga thì biết Việt Nam ta tự do truyền thông ngôn luận như thế nào, internet toàn cầu, mọi quyền tự do ngôn luận tự do báo chí đều được bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả và được quy định rõ ràng bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Có lẽ do chính sự quá tự do nên một số đối tượng các tổ chức mới có cơ hội lợi dụng internet để chính phá Đảng và Nhà nước ta như hiện nay.
Trả lờiXóaĐến EU ban hành xong quy định về an ninh mạng còn phải yêu cầu tất cả mạng xã hội báo cáo hoạt động và tham gia ngăn ngừa tin rác là hiểu, làm gì có khái niệm tự do báo chi một cách thiếu quản lý được, muốn hoạt động thì anh phải theo luồng, thả ra để mấy ông như nhà xuất bản tự do thi nhau làm loạn chắc
Trả lờiXóaở Việt Nam là gì có khái niệm truyền thông độc lập, đấy chỉ là những hội nhóm của số phản động lập ra để đưa tin sai sự thật về hoạt động trong nước, lấy lý do gì để nước mình dung túng cho chúng. Không tuân thủ pháp luật sợ tại thì dừng hoạt động, thế thôi.
Trả lờiXóaCứ nhìn vào truyền thông Việt Nam xem có tự do hay không? Chuyện thế giới chưa biết thì Việt Nam đã nắm rõ, lên mạng xã hội mọi thứ đủ chuyện trên đời. Tất cả các ứng dụng các phần mềm các trang, blog. page... Việt Nam đều có đầy đủ cả thế vậy mà vẫn có những tổ chức cứ nghĩ có thể dùng chiêu trò cũ rích này để xuyên tạc chống phá nước ta.
Trả lờiXóaCứ nhìn qua các nước như Trung Quốc, Nga thì biết Việt Nam ta tự do truyền thông ngôn luận như thế nào, internet toàn cầu, mọi quyền tự do ngôn luận tự do báo chí đều được bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả và được quy định rõ ràng bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Có lẽ do chính sự quá tự do nên một số đối tượng các tổ chức mới có cơ hội lợi dụng internet để chính phá Đảng và Nhà nước ta như hiện nay.
Trả lờiXóa"RFA đã tiến hành phỏng vấn một số trường hợp mà họ gọi là “nhà báo độc lập”" phỏng vấn người nhà thì muốn nói gì mà chả được, có giỏi đi phỏng vấn các nhà báo ở các tờ báo chính thống, có uy tín xem, câu trả lời nó như thế nào, ở Việt Nam không có khái niệm truyền thông độc lập, tất cả đều hoạt động theo quy củ, quy định đàng hoàng, chứ đâu phải cái chợ mà tự do thích làm gì thì làm
Trả lờiXóaĐấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị, mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóa