Đắc Chí
Gần đây, một số nghị sĩ Mỹ và dân biểu Mỹ đã gửi thư cho
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, cũng như lên tiếng tại các buổi hội luận về
nhân quyền, thúc giục Chính quyền Hoa Kỳ có biện pháp chế tài đối với các quan
chức Việt Nam được cho là “vi phạm nhân
quyền nghiêm trọng”, xem áp dụng Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, và đưa Việt Nam
trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt - CPC.
Trong số những nghị sĩ trên có thể kế đến Thượng Nghị sĩ
Marco Rubio, trong một bức thư gửi luận trực tuyến trong Ngày Vận động cho Việt
Nam do BPSOS tổ chức ông này đã nói rằng: “Chúng tôi biết rằng chính phủ Việt
Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo và đàn áp những người bất đồng chính kiến. Các quyền
cơ bản của người dân Việt Nam về thực hành tín ngưỡng và tôn giáo, cũng quyền tự
do ngôn luận, lập hội và hội họp phải được tôn trọng và bảo vệ.
Chính phủ Hoa Kỳ phải minh bạch rằng mối quan hệ của Hoa
Kỳ với Việt Nam sẽ không thể đạt được tiềm năng đầy đủ nếu như những lạm dụng
này tiếp diễn; chúng ta phải tiếp tục cam kết thúc giục chính phủ Việt Nam trả
tự do cho tất cả các tù nhân chính trị Việt Nam, nhiều người trong số họ đã bị
giam giữ chỉ vì bảo vệ quyền của người dân Việt Nam.”
Thượng Nghị sĩ John Cornyn cũng phát biểu qua một video gửi
đến Hội luận như sau: “Là một nhà vận động lâu năm cho nhân quyền ở Việt Nam,
tôi tiếp tục đấu tranh trong các chiến hào vi phạm nhân quyền mà không may vẫn
còn xảy ra. Tôi cũng tự hào đã kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo và Chính quyền
làm tất cả những gì chúng ta có thể để đáp lại những hành vi không thể dung thứ
này.”
Trong khi đó, vị Dân biểu liên bang Hoa Kỳ có “thâm niên”
chống Việt Nam là Alan Lowenthal nói rằng: “Tôi nghĩ rằng Quốc hội nên đưa Việt
Nam trở lại với Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt - CPC, chúng ta đã
thấy Việt Nam bắt đầu thay đổi các hành động nhân quyền của họ như thế nào sau
khi được ra khỏi CPC trước đây. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải vận động cho hai điều:
Áp dụng Đạo luật Magnitsky và đưa Việt Nam trở lại CPC. Và tôi nghĩ đây sẽ là
điều cần phải làm.”
Thực tế tình hình nhân quyền tại Việt Nam có như vậy
không? Chỉ xin điểm một vài lát cắt nhỏ thôi, cũng đã thấy rõ đó là sự bóp méo,
thổi phồng, vu khống của các nghĩ sĩ và dân biểu Mỹ. Hiếm có đất nước nào người
dân lại được tự do ngôn luận, tự do Internet, tự do lập hội, tự do bày tỏ, tôn
thờ tín ngưỡng tôn giáo đến thế.
Điều đáng nói, trong suốt nhiều năm qua, vị thế của Việt
Nam trên bản đồ chính trị thế giới ngày càng được gia cố, tăng cường, với nhiều
cương vị, trọng trách nắm giữ, nhiều hành động thiết thực, hiệu quả không chỉ
cho bản thân đất nước mà còn có tầm ảnh hưởng nhất định đến khu vực và thế giới.
Đặc biệt, kinh tế - xã hội có những bước phát triển mạnh
mẽ, đời sống người dân không ngừng được nâng cao, bảo đảm; các mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ, điển hình là xóa đói, giảm nghèo được hoàn thành sớm, đầy
nhân văn khiến bạn bè thế giới thán phục.
Một minh chứng sinh động là, gần đây, trong khi cả thế giới
quay cuồng đối phó với đại dịch Covid-19, kinh tế suy thoái thì Việt Nam vừa khống
chế dịch bệnh thành công ngoài cộng đồng, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ “kép”, với những kết quả rất ấn tượng
khi mà lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ, nền kinh tế hoạt động trở lại trong trạng
thái “bình thường mới” và không một ai bị bỏ lại phía sau…
Xin được nhắc lại một nguyên tắc rất sơ đẳng, căn bản là,
thể chế chính trị, luật pháp của một quốc gia này không thể áp dụng một cách cứng
nhắc, nguyên xi ở một đất nước có chủ quyền khác. Và, người dân của đất nước
nào cũng phải thượng tôn pháp luật của đất nước đó, nếu vi phạm cũng đồng nghĩa
với việc phá hoại đất nước. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”
hay “bị phạt tù vì lý do bày tỏ quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…” mà chỉ
có những đối tượng vi phạm pháp luật, bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Việt Nam.
Quốc hội, nghị viện của mọi quốc gia là cơ quan lập pháp,
một yêu cầu hàng đầu với năng lực của thành viên quốc hội, nghị viện là sự am
hiểu về luật pháp. Chẳng lẽ đứng ra “bảo trợ” cho người vi phạm pháp luật Việt
Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, các vị nghị sĩ và dân biểu
Mỹ lại không biết Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ”
đã được Liên Hợp quốc thông qua năm 1965 với “tuyên bố cấm can thiệp vào công
việc nội bộ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia”? Theo đó, công việc nội
bộ của mỗi quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc
gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc
gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền độc lập trong quan hệ quốc tế… Và vu
cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, xem áp dụng Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, đưa
Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt – CPC; tổ chức,
khuyến khích các đối tượng chống đối vi phạm pháp luật, gây mất ổn định chính
trị, kinh tế - xã hội của quốc gia cũng được khẳng định là can thiệp công việc
nội bộ. Do đó, bản chất việc làm trên của các vị nghị sĩ và dân biểu Mỹ là can
thiệp công việc nội bộ của Việt Nam; đây là điều không thể chấp nhận được!./.
Quốc hội, nghị viện của mọi quốc gia là cơ quan lập pháp, một yêu cầu hàng đầu với năng lực của thành viên quốc hội, nghị viện là sự am hiểu về luật pháp. Chẳng lẽ đứng ra “bảo trợ” cho người vi phạm pháp luật Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, các vị nghị sĩ và dân biểu Mỹ lại không biết Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” đã được Liên Hợp quốc thông qua năm 1965 với “tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia”
Trả lờiXóaBạn nói đúng, các nghị sỹ Mỹ không thể đề nghị can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam được
XóaMột minh chứng sinh động là, gần đây, trong khi cả thế giới quay cuồng đối phó với đại dịch Covid-19, kinh tế suy thoái thì Việt Nam vừa khống chế dịch bệnh thành công ngoài cộng đồng, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ “kép”, với những kết quả rất ấn tượng khi mà lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ, nền kinh tế hoạt động trở lại trong trạng thái “bình thường mới” và không một ai bị bỏ lại phía sau…
Trả lờiXóaXin được nhắc lại một nguyên tắc rất sơ đẳng, căn bản là, thể chế chính trị, luật pháp của một quốc gia này không thể áp dụng một cách cứng nhắc, nguyên xi ở một đất nước có chủ quyền khác. Và, người dân của đất nước nào cũng phải thượng tôn pháp luật của đất nước đó, nếu vi phạm cũng đồng nghĩa với việc phá hoại đất nước. Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” hay “bị phạt tù vì lý do bày tỏ quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…” mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật, bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Trả lờiXóaNước Mỹ còn đang vật lộn với dịch bệnh và vấn đề trung quốc trước thềm bầu cử thì hơi sức để chơi trò dân chủ nhân quyền với Việt Nam, đây cũng không phải lần đầu mấy ông nghị viết đơn đòi xử lý chúng ta, nhưng chưa bao giờ là có hiệu quả.
XóaĐối đầu với trung quốc đang là chiêu bài mà trung sử dụng rất hiệu quả trong chiến dịch tranh cử tổng thống cho tháng 11 sắp tới, vì vậy ông ta sẽ không dại dột gì mà gây mất thiện cảm từ Việt Nam, một quốc gia có vị trị địa chính trị quan trọng đối với chiến lược của mình cả, đạo luật đấy mấy ông nghị nên cất tủ đi là vừa
Trả lờiXóaTừ trước đến nay Mỹ vẫn luôn đứng sau hậu thuẫn, bảo trợ cho các hoạt động phá, gây rối của đám dân chủ, lợi dụng các vấn đề dân chủ nhân quyền để can thiệp vào nước ta trong khi đó bản thân thì đang tồn tại những vấn đề bất cập, gây bức xúc về phân biệt chủng tộc. Thiết nghĩ trước khi can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác thì Mỹ lên làm tốt công việc nội bộ của mình.
Trả lờiXóaĐám người ở Mỹ này chủ trương xúi dục một bộ phận người dân ở Việt Nam chống đối chính quyền kích liệt, đến khi chúng ta bắt xử lý thì chúng quay sang bao chúng ta vi phạm nhân quyền, đòi đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm, thành ra đầu đến cuối đều nằm trong kế hoạch của mẽo rồi còn gì, chỉ người dân ở mình là khổ.
XóaKhông tự nhiên mà Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hạnh phúc, an toàn nhất thế giới đâu, trong đó chắc chắn có sự góp mặt của nhân quyền và dân chủ, chúng ta rõ ràng có nhiều tiến bộ trong đảm bảo tự do, dân chủ nhân quyền nhưng lại bị các đối tượng thẳng thừng phủ nhận, chúng cố tình gán ghép gây khó khăn cho chúng ta
Trả lờiXóaCác nghị sỹ Mỹ không có quyền can thiệp và bảo kê cho tội phạm ở Việt Nam được; đây là công việc nội bộ của Việt Nam
Trả lờiXóa