THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

28 tháng 9 2020

BẢN CHẤT BỨC THỈNH NGUYỆN THƯ CỦA 64 DÂN BIỂU QUỐC HỘI CHÂU ÂU

by Đắc Chí  |  at  28.9.20

Đắc Chí

Ngày 25/9/2020, 64 dân biểu Quốc hội Châu Âu đã ký một bức thỉnh nguyện thư chung gửi lên Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU; và ông  Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Bức thư cho rằng, mặc dù Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam đã được quốc hội hai bên thông qua và đi vào hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay, nhưng tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020, ngay trước khi diễn ra Đại hội Đảng 13 vào tháng 1/2021.
Các dân biểu Châu Âu đề cập đến hai trường hợp nổi bật nhất để minh chứng cái gọi là “tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020” là việc bắt giữ Phạm Chí Dũng và vụ Đồng Tâm.
Bức thư có đoạn viết: “Việc bắt giữ các blogger, và nhà báo, những người chỉ trích chính phủ thậm chí đã gia tăng trong năm 2020…. Ông chỉ là một trong nhiều người cất tiếng nói chỉ trích thường xuyên bị sách nhiễu, bắt bớ, truy tố theo các điều luật mập mờ như điều 109, 117 và 331 của Bộ Luật hình sự vốn đã bị Quốc hội Châu Âu và các quốc gia thuộc EU lên án trong phiên kiểm điểm định kỳ với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền UN”.
Nói về vụ Đồng Tâm, các dân biểu EU viết trong thư: “Việc lấy đất thường xuyên là nguyên nhân gốc rẽ của bạo lực. Nó đã dẫn đến những sự kiện đau lòng ở Đồng Tâm vào tháng 1 vừa qua. Cảnh sát đã dùng bạo lực quá mức đối với xã này nơi những người dân phàn nàn việc thu hồi đất đai sai trái….
Vì những viện dẫn nêu trên, các dân biểu Châu Âu đề nghị EU cần gia tăng đối thoại với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thiết lập cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền đối với Việt Nam, và lập các Nhóm Tư vấn Nội địa, cảnh báo giới chức Việt Nam không nên can thiệp vào hoạt động của các nhóm này. Ngoài ra, các dân biểu cũng kiến nghị một báo cáo gửi Quốc hội EU về vấn đề nhân quyền Việt Nam và nhắc nhở Việt Nam về điều khoản nhân quyền trong EVFTA và IPA mà theo đó EU có thể ngưng thực hiện các hiệp định nếu giới chức Việt Nam tiếp tục không có những cải thiện trong tình hình nhân quyền.
Cần khẳng định ngay rằng, bức thỉnh nguyện thư chung của 64 vị dân biểu Quốc hội Châu Âu chẳng khác gì một trò hề và rất lố bịch, thể hiện sự vô trách nhiệm, khi chỉ “nghe hơi nồi chõ”, từ mồm những kẻ xấu, thông tin một chiều từ những kẻ chống phá chính quyền Việt Nam, rồi hồ đồ vu khống, xuyên tạc bịa đặt một sự thật không có thực về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Đối tượng Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự Thành phố. Do đó, việc khởi tố để điều tra đối với Phạm Chí Dũng là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét đối với Phạm Chí Dũng được CQANĐT thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật TTHS nước CHXHCN Việt Nam và thu được nhiều tài liệu, vật chứng quan trọng phục vụ công tác điều tra. Còn vụ Đồng Tâm, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của 29 bị cáo bất chấp pháp luật, đặc biệt nguy hiểm cho xã hội và coi thường tính mạng, sức khỏe của những người thi hành công vụ. Tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Lời khai nhận của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra cũng như người làm chứng, kết luận giám định tư pháp, vật chứng thu giữ và các tài liệu, chứng cứ khác được thu thập hợp pháp trong hồ sơ vụ án. Các mức án dành cho các bị cáo đã thể hiện rõ tinh thần thượng tôn pháp luật luôn được đặt lên trên hết, song cũng cho thấy rõ chính sách khoan hồng của pháp luật và bản chất của hình phạt mang tính răn đe, giáo dục.
Vậy, 64 vị dân biểu Quốc hội Châu Âu căn cứ vào đâu để cho rằng “tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020”, rồi từ đó đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền?
Quốc hội, nghị viện của mọi quốc gia là cơ quan lập pháp, một yêu cầu hàng đầu với năng lực của thành viên quốc hội, nghị viện là sự am hiểu về luật pháp. Chẳng lẽ đứng ra “bảo trợ” cho người vi phạm pháp luật Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, 64 vị dân biểu Quốc hội Châu Âu lại không biết Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” đã được Liên Hợp quốc thông qua năm 1965 với “tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia”? Theo đó, công việc nội bộ của mỗi quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền độc lập trong quan hệ quốc tế… Và vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền; tổ chức, khuyến khích các đối tượng chống đối vi phạm pháp luật, gây mất ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia cũng được khẳng định là can thiệp công việc nội bộ. Do đó, bản chất việc làm trên của 64 vị dân biểu Quốc hội Châu Âu là can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam; đây là điều không thể chấp nhận được!./.

3 nhận xét:

  1. bức thỉnh nguyện thư chung của 64 vị dân biểu Quốc hội Châu Âu chẳng khác gì một trò hề và rất lố bịch, thể hiện sự vô trách nhiệm, khi chỉ “nghe hơi nồi chõ”, từ mồm những kẻ xấu, thông tin một chiều từ những kẻ chống phá chính quyền Việt Nam, rồi hồ đồ vu khống, xuyên tạc bịa đặt một sự thật không có thực về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. bản chất việc làm trên của 64 vị dân biểu Quốc hội Châu Âu là can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam; đây là điều không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.