Đắc Chí
Ngày 23/11/2020, RFA đưa tin: Các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN hôm 17/9/2020 đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, bày tỏ quan ngại về tình trạng bắt giữ người tuỳ tiện và đàn áp đối với các “nhà báo độc lập” ở Việt Nam.
Cụ thể, những người
được nêu tên trong bức thư bao gồm: Phạm Đoan Trang, các thành viên của “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam” là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn,
Lê Anh Hùng.
Các chuyên gia của
UN yêu cầu chính quyền Việt Nam phải có phản hồi cho bức thư này với những yêu
cầu cụ thể bao gồm:
Cung cấp thông tin bổ sung và tài liệu về các cáo buộc đối với những
người được nêu tên trong thư
Cung cấp thông tin chi tiết về cơ sở pháp lý và thực tế trong việc giam
giữ những người này
Xác nhận thông tin chính xác nơi giam giữ các nhà báo Phạm Chí Dũng,
Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn
Giải thích về những biện pháp nào mà Việt Nam đã làm để thay đổi điều
117 Bộ luật Hình sự
Trình bày những biện pháp đảm bảo nhân quyền cho các nhà bảo vệ nhân
quyền và nhà báo ở Việt Nam.
Chưa dừng lại, UN
còn lớn tiếng đe dọa rằng, “nếu sau 60 ngày mà Chính phủ Việt Nam không có phản
hồi, bức thư sẽ được công bố công khai trên trang mạng của UN”.
Những
việc làm và giọng điệu trên thêm một lần nữa chứng minh, mang danh là “vì nhân
quyền” nhưng hoạt động của các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về
nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN lại không
phục vụ cho sự phát triển nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Không quá lời khi nói rằng: Xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam đã trở
thành bản chất của UN.
Trước
hết, cần khẳng định ngay rằng ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là “bắt giữ
người tuỳ tiện và đàn áp đối với các nhà báo độc lập” như UN cố tình thông tin
lập lờ, sai lệch để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận định sai trái về vấn đề
dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Tại Việt Nam chỉ có những đối tượng vi phạm
pháp luật bị bắt giữ, truy tố và xét xử theo đúng quy định luật pháp hiện hành
- những điều khoản luật pháp theo đúng những nguyên tắc phổ quát luật pháp quốc
tế, được quốc tế thừa nhận rộng rãi và công nhận.
Hành vi của những
người được nêu tên trong bức thư bao gồm: Phạm Đoan Trang, các thành viên của “Hội
Nhà báo Độc lập Việt Nam” là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn,
Lê Anh Hùng không phải là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền mà là tuyên truyền
chống nhà nước thể hiện ở hành vi sử dụng mạng xã hội chia sẻ, phát tán bài viết,
video, hình ảnh có nội dung tiêu cực, kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền
các luận điệu phản động trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước… Do
đó, cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các đối
tượng trên là có căn cứ, đúng pháp luật.
Cũng cần nói thêm rằng, với Việt Nam, UN đã nhiều lần đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai lệch, sai trái, bịa đặt nhằm phủ nhận thành quả, bôi nhọ bức tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Chủ đích sâu xa của việc làm này là nhằm cổ xúy cho những đối tượng chống đối cũng như các hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Do đó, những “kêu gọi” được nêu trong Bức thư gửi Chính phủ Việt Nam mà UN đưa ra là vô lý và không thể chấp nhận được./.
Thế thì đề nghị phía mình gửi lại cho các chuyên gia của UN bản cáo trạng của viện kiểm sát, cũng các chứng cứ phản ánh quá trình phạm tội của những đối tượng trên để phía họ hiểu được vì sao chúng ta phải bắt và khởi tố.
Trả lờiXóavới Việt Nam, UN đã nhiều lần đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai lệch, sai trái, bịa đặt nhằm phủ nhận thành quả, bôi nhọ bức tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam
Trả lờiXóaNhững việc làm và giọng điệu trên thêm một lần nữa chứng minh, mang danh là “vì nhân quyền” nhưng hoạt động của các Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (UN) về nhân quyền, văn hoá và Nhóm làm việc chống bắt người tuỳ tiện của UN lại không phục vụ cho sự phát triển nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Trả lờiXóaBân đàu thì tổ chức này hoạt động cho nhân quyền thực sự trên thế giới, nhưng thời gian trôi qua chịu sự chi phối của các quốc gia để lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền nên đã biến tướng như ngày hôm nay.
XóaGọi họ là chuyên gia vì họ giỏi trong một lĩnh vực chứ không phải vì họ toàn diện về nhận thức, nên vấn đề xảy ra tại Việt Nam họ hiểu không đúng bản chất vấn đề cũng là điều dễ hiểu, phía mình cần có sự giải thích để họ rõ ngọn ngành, còn nếu họ cố ý gây chuyện với mình thì lúc đó sẽ có thái độ rõ ràng
Trả lờiXóaHành vi của chúng không phải là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền mà là tuyên truyền chống nhà nước thể hiện ở hành vi sử dụng mạng xã hội chia sẻ, phát tán bài viết, video, hình ảnh có nội dung tiêu cực, kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước…
Trả lờiXóaHành vi của những người được nêu tên trong bức thư bao gồm: Phạm Đoan Trang, các thành viên của “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam” là Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng không phải là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền mà là tuyên truyền chống nhà nước
Trả lờiXóaTội trạng của các đối tượng đều có chứng cứ khẳng định rõ ràng, chúng ta không việc gì phải sợ, báo cáo viên của UN cũng là con người chuyện họ bị chi phối bởi các thế lực tư bản đằng sau để gây khó dễ cho Việt Nam cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu
XóaUN nói rằng Việt Nam chúng ta bắt giữ người trái pháp luật nhưng lại không đưa ra được bất cứ một chứng cớ gì về lời nói đó, trong khi về phía cơ quan chức năng họ hoàn toàn đủ căn cứ để khẳng định cho việc bắt giữ, xét xử là đúng đắng, tuân thủ quy định của pháp luật
Trả lờiXóa"với Việt Nam, UN đã nhiều lần đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai lệch, sai trái, bịa đặt nhằm phủ nhận thành quả, bôi nhọ bức tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam" một lần bất tín thì vạn lần bất tin, đã nhận thức lệch chuẩn như vậy thì mình cũng không cần thiết phải giữ sự tôn trọng cho lắm
Trả lờiXóa