Hiện diện trong bài giảng trên trang Youtube của Truyền thông Tổng Giáo phận Hà Nội (https://tonggiaophanhanoi.org/tu-lieu/thu-muc-vu/18809-nen-thanh-trong-xa-hoi-chu-de-thang-11-2020.html) với chủ đề tháng 11-2020: "NÊN THÁNH TRONG XÃ HỘI". Đức Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên, Tổng giáo phận Hà Nội đã có những khái lược hết sức căn bản về bối cảnh thực tế (trong đó có người Công giáo Việt Nam hôm nay) và những vấn đề có tính liên quan, trước khi có những định hướng hết sức súc tích, ý nghĩa và sát hợp với đời sống hôm nay.
Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội (Nguồn: TGP Hà Nội).
Và tinh thần của Giáo luật Công giáo về việc dấn thân của tín hữu Công giáo: "Nếu Giáo Luật cấm các giáo sĩ không được tham gia những hoạt động chính trị, thì lại khích lệ người tín hữu giáo dân trong lãnh vực này. Không những thế, tham gia vào cơ cấu chính trị được coi là một phần ơn gọi của các tín hữu giáo dân (x. Sách GL của GHCG, số 2442). Tuy nhiên, Giáo Hội cũng lưu ý: những hành động tham gia chính trị phải luôn nhắm tới công ích và phù hợp với sứ điệp Tin Mừng và với giáo huấn của Giáo Hội. Các tín hữu giáo dân có bổn phận đem nhiệt tình Kitô giáo làm sinh động các thực tại trần thế, và trong đó tỏ ra mình là những chứng nhân và những người xây dựng công lý và hoà bình".
Từ những nội dung căn bản, có tính nền tảng đó, trong phần "III- Nên thánh trong xã hội", ngài tiếp tục nhắc lại lời của Giáo hoàng Piô XII: "trong diễn từ đọc trước các tân Hồng y (20-2-1946), đã khẳng định: “Các tín hữu, hay chính xác hơn, người giáo dân, có mặt ở hàng ngũ tiên phong trong đời sống Giáo hội; nhờ họ, Giáo Hội trở thành nguyên lý sống động cho xã hội nhân loại. Chính vì thế, họ là những người trước hết phải có một ý thức luôn luôn sáng suốt rằng không những mình thuộc về Giáo Hội, mà còn là chính Giáo Hội, tức là cộng đoàn tín hữu trên trần gian, dưới sự lãnh đạo của một vị thủ lãnh chung, là Đức Giáo Hoàng, và các vị Giám mục hiệp thông với ngài. Người giáo dân là Giáo Hội”. Khẳng định trên cho thấy vai trò quan trọng của người Kitô hữu giáo dân trong xã hội, để diễn tả hình ảnh sống động của Đức Kitô qua đời sống chứng nhân. Nên thánh trong xã hội tức là lưu tâm sống tốt ơn gọi của người Kitô hữu trong môi trường cụ thể mình đang sống" trước khi đi đến khẳng định: "1- Trước hết, phải là người công dân tốt
Trong huấn từ dành cho các Giám mục Việt Nam hành hương Ad Limina năm 2009, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đã mời gọi mọi tín hữu Công giáo Việt Nam hãy là những người công dân tốt và là người công giáo tốt. Hai chiều kích này liên hệ hỗ tương với nhau. Không thể là người công giáo tốt mà là người công dân không tốt. Từ năm 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề ra định hướng mục vụ “Sống Phúc Âm giữa lòng Dân tộc”. Đây là một ý tưởng mới mẻ và có thể coi là một bước đột phá. Tiếc rằng nhiều người đồng hoá “Dân tộc” với hệ thống chính trị, nên còn nhiều giải thích và lập luận không chính xác. Mặc dù còn nhiều nghi ngại và thành kiến, không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực mà Giáo Hội Công giáo Việt Nam đã và đang mang lại cho Quê hương thân yêu của chúng ta ở nhiều lãnh vực khác nhau. Đó là những chứng từ hùng hồn về giá trị Tin Mừng. Người Công giáo được mời gọi tiếp tục đóng góp phần mình để xây dựng cuộc sống nhân ái yêu thương, hoà bình và hạnh phúc. Như thế, họ làm lan toả hương thơm của Đức tin đến mọi nẻo đường của cuộc sống. Các vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước, khi đề cập đến Giáo Hội Công giáo, cũng thường nhận định: nơi đâu có đông đồng bào Công giáo, nơi đó có ít tệ nạn xã hội. Đương nhiên, phải đau lòng nhìn nhận rằng, vẫn có những người Công giáo đi ngược lại với giáo huấn của Chúa, làm tổn thương hình ảnh của Giáo Hội".
Nếu theo dõi kỹ về vấn đề này, đây không hẳn là vấn đề hề mới, nhưng như Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên chia sẻ đã có không ít người đã quên hoặc lãng quên nó. Họ quên đi rằng, bên cạnh là công dân của nước Chúa (Tòa Thánh Vatican) thì mỗi người Công giáo Việt Nam hôm nay đều có một quê hương nơi trần thế chính là đất nước Việt Nam.
Cũng chính sự nhìn nhận này khiến không ít người lạc hướng, hành động lệch lạc. Họ thay vì yêu thương nhau, chia sẻ và gắn kết nhau, cùng nhau xây dựng quê hương, xứ sở giàu mạnh thì lại gia tăng thù hận, chia rẽ và tấn công lại nhau. Thay vì hướng đến, chung tay xây đắp tổ quốc thêm giàu mạnh thì lại cố phá rã, đạp đổ đi những thành tựu đã có chỉ vì những cái lợi ích có tính cục bộ, thiếu số của chính minh hay một nhóm người nào đó.
Đáng nói hơn, có người còn quên đi bổn phận với quê hương, xứ sở, Tổ quốc của mình và dẫn tới sự phản bội, li hương, vong bản. Cứ hễ mở miệng ra là chê bai Tổ quốc, so sánh với những thứ đang hiện diện bên ngoài mà không biết rằng, trước khi chê trách Tổ quốc, đem Tổ quốc ra để so sánh, để bỉ bôi, - họ quên mất rằng, không đặt câu hỏi: Mình đã làm gì cho quê hương, đất nước...
Đó là những vấn đề có tính hiện sinh, đáng được cảnh báo, và xin thưa nếu chúng ta quên mất nó đồng nghĩa chúng ta sẽ mất đi những bản sắc, giá trị vốn; đồng thời còn đẩy nhau, dân tộc mình vào những thảm họa, những vấn đề mà xin thưa là không có cơ may khắc phục.
Vì một trong những lẽ đó, với một tinh thần sốt sắng đời sống xã hội, nhận thức rõ những điều mà một bộ phận nhỏ người Công giáo hôm nay, cách riêng là người Công giáo TGP Hà Nội đang gặp phải, gia tăng, làm lan rộng thêm những sự gắn kết, sống vì cộng đồng dân tộc, đất nước. TGM Vũ Văn Thiên đã tái nhắc lại với những người Công giáo hôm nay rằng, nên thánh trong xã hội hôm nay không hẳn là điều gì đó cao sang, mỹ miều, một số người mới làm được. Mà hơn hết, đó là vấn đề trách nhiệm công dân, trách nhiệm với chính Tổ quốc mình. Đấy là một thứ động lực mà xin khẳng định rằng, nó đã giúp cho dân tộc Việt Nam đánh thắng nhiều đế quốc, thực dân và làm nên khung cảnh hòa bình, thịnh trị như hôm nay!
Với những điều nói ra đó chúng ta thực sự cảm ơn, biết ơn tới Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên và xin thưa những điều ông gợi nhắc, nói ra đó, nó không chỉ đúng với người Công giáo VN mà toàn thể người dân Việt Nam hôm nay. Lãng quên trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, nó chỉ khiến cho người dân VN đánh mất chính mình, lạc lõng và vong bản...
Cũng tin chắc, với những gì đã xác lập, dưới sự lãnh đạo của mình, TGM Vũ Văn Thiên sẽ biến TGP Hà Nội thành nơi điển hình của người Công giáo tốt - trước hết là người Công dân tốt; xóa đi những câu chuyện buồn, không đáng nhắc trong quá khứ.
An Chiến
Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên đang gợi lại những giá trị sống hết sức cơ bản, nhưng đã phần nào bị lãng quên hoặc che lấp đi trong xã hội, nhờ có người mà luận điệu của những kẻ phản động chống đối bị đẩy lùi, tín đồ công giáo thấy được tư duy sáng trong cuộc sống.
Trả lờiXóaNói như đức Tổng Giám mục là hoàn toàn đúng, cốt yếu của mọi vấn đề là học làm người, cứ phải làm một công dân tốt đã, có nền tảng lúc đấy mọi thứ mới tốt được, chứ ham hu danh rồi rỗng tuếch, chống phá liên miên như Phong, Kha,... thì cũng chỉ là vết nhơ cho đời.
Trả lờiXóaĐồng bào theo đạo hay không theo đạo thì đều là công dân Việt Nam, muốn được an tâm phụng sự tôn giáo của mình thì phải biết tạo ra môi trường thuận lợi, ổn định cho mình thông qua việc làm một công dân tốt, đừng học theo đám cuồng tín ra sức gây bất ổn cho chính xã hội họ đang sinh sống.
Trả lờiXóaNhận thức rõ những điều mà một bộ phận nhỏ người Công giáo hôm nay, cách riêng là người Công giáo TGP Hà Nội đang gặp phải, gia tăng, làm lan rộng thêm những sự gắn kết, sống vì cộng đồng dân tộc, đất nước
Trả lờiXóaTGM Vũ Văn Thiên đã tái nhắc lại với những người Công giáo hôm nay rằng, nên thánh trong xã hội hôm nay không hẳn là điều gì đó cao sang, mỹ miều, một số người mới làm được. Mà hơn hết, đó là vấn đề trách nhiệm công dân, trách nhiệm với chính Tổ quốc mình.
Trả lờiXóa