Đắc Chí
Tính đến nay phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Chí Dũng cùng các đồng phạm về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã khép lại được hơn 20 ngày. Tuy nhiên, bất chấp thực tế phiên tòa diễn ra theo đúng pháp luật với bản án được tuyên dựa trên những chứng cứ về sự vi phạm pháp luật Việt Nam rõ ràng của bị cáo Phạm Chí Dũng cùng các đồng phạm, một số tổ chức và cá nhân thiếu thiện chí ở nước ngoài vẫn ra sức bao biện, xuyên tạc nhằm bóp méo sự thật.
BBC tiếng Việt đưa
tin, một nghị sĩ Quốc hội Đức đã ra thông cáo hôm 26/1 cho biết “Hôm nay, tôi
bàng hoàng khi nhận tin ông Phạm Chí Dũng không muốn đòi phúc thẩm bản án vô
nhân đạo”. Theo đó, Renate Künast chính trị gia của "Liên Minh 90 - Đảng
Xanh", nghị sĩ Quốc hội Đức (Bundestag) và là Chủ tịch Nhóm Dân biểu Đức về
Quan hệ với Khối ASEAN vu cáo rằng “Tội
tuyên truyền chống nhà nước" là một sự quy kết dễ dãi, nhằm ngăn chặn những
người phê phán chính phủ. Quy việc phê phán chính phủ thành một tội là không
phù hợp với khuôn khổ của một nhà nước pháp quyền”.
Bà Renate Künast lập
luận rằng "Để quyền tự do biểu đạt được thực hiện thì các phóng viên cần
phải có quyền đánh giá, đưa tin về các vấn đề chính trị."
"Cho dù mỗi
phóng viên là một phần trong hệ thống truyền thông của chính phủ hay đứng ở
phía đối lập, thì họ cũng cần có quyền phân tích, phê bình một cách độc
lập, không bị nhà nước kiểm soát. Đó là điều bình thường. Đó chính là công tác
kiểm tra và duy trì cân bằng trong một nền dân chủ."
Trước đây ít ngày
dân biểu Künast đã thông báo cho Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức về việc bà đang
thay mặt nước Đức bảo trợ Phạm Chí Dũng, và bày tỏ sự lo ngại trước cách đối xử
của chính quyền Việt Nam với ông Dũng và các nhà báo khác. Bà Künast đề nghị có
một buổi tiếp xúc trực tiếp với ông Đại sứ Việt Nam.
Cùng với các dân biểu
khác của Nghị viện châu Âu, bà Künast cho biết sẽ kêu gọi Ủy ban EU giải quyết
các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, xúc tiến liên hệ với phía Việt Nam ở cấp cao
nhất.
Nhiều nghị sĩ đã
cùng ký một bản yêu cầu gửi tới Ủy ban EU, trong đó là sự bày tỏ các quan ngại
về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Bà Künast nói:
"Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi không thực hiện một thỏa
thuận thương mại với Việt Nam trong khi có nhiều vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng
ở đó."
Cần phải nói cho bà
dân biểu Renate Künast hiểu rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, nếu cố tình vi phạm
quy định của Bộ luật Hình sự thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa,
mọi quốc gia đều có quyền ban hành những quy định pháp luật cần thiết để bảo vệ
chính trị của mình và sự bình yên cho cuộc sống của các công dân là mục tiêu
cao nhất vượt lên trên mong muốn của những cá nhân hoặc nhóm riêng lẻ.
Theo cáo trạng: Ngày
4/7/2014, Phạm Chí Dũng cùng Nguyễn Tường Thụy và 39 người khác ra tuyên bố
thành lập cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”; bầu ban lãnh đạo gồm 5
thành viên.
Nội dung tuyên bố
thành lập “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” là đấu tranh làm thay đổi thể chế
chính trị Việt Nam hiện nay. Sau khi thành lập, Phạm Chí Dũng với vai trò “chủ
tịch” đã chỉ đạo tạo lập trang web “Việt Nam Thời Báo”, quản trị, nhận và duyệt
đăng thông tin bài viết của mình, của hội viên và các cộng tác viên có nội dung
chống phá Nhà nước Việt Nam và tuyên truyền, lôi kéo, phát triển hội viên trong
và ngoài nước tham gia hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.
Phạm Chí Dũng sử dụng
nhiều bút danh để viết, đăng tải 1.530 tin, bài viết lên trang “Việt Nam Thời
Báo” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt,
xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống phá Nhà nước XHCN Việt
Nam.
Nguyễn Tường Thụy với
vai trò là “Phó Chủ tịch” của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, phụ trách “Chi hội
miền Bắc”, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải các bài viết có nội dung xuyên
tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật.
Lê Hữu Minh Tuấn là thành
viên “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải nhiều
bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, vi
phạm pháp luật.
Như vậy có thế thấy
rằng, hành vi phạm tội của Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn
là rất rõ ràng, cấu thành tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông
tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
theo Điều Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Do đó, các bản án mà Tòa tuyên phạt
các bị cáo là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam.
Và rõ ràng, hành vi của bà nghị sĩ Đức Renate Künast không chỉ xuyên tạc sự thật, can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của Việt Nam, mà còn ngang nhiên bao che, bảo vệ, cổ vũ cho các hành vi phạm tội. Đây là việc làm không thể chấp nhận, thể hiện quan điểm chính trị, nhân quyền đi ngược lại với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam./.
chiêu trò xuyên tạc xưa cũ các mấy ông bà dân biểu nước ngoài thiếu thiện chí
Trả lờiXóaCần phải nói cho bà dân biểu Renate Künast hiểu rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, nếu cố tình vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là điều đương nhiên
Trả lờiXóaBà ta nói rằng cần sự tự do biểu đạt nhưng mà tự do trong khuôn khổ thôi và nói thì phải đúng nhưng phạm chí dũng toàn nói khống vấn đề lên chứ có phản ánh khách quan đâu, bà ta đang nêu lên yêu cầu mà không thấy rằng đối tượng được bênh vực không thỏa mãn yêu cầu đó
Xóahành vi phạm tội của Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là rất rõ ràng, cấu thành tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015
Trả lờiXóaPhiên tòa xét xử bị cáo Phạm Chí Dũng cùng các đồng phạm về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã khép lại và được nhận định là đúng người đúng tội, không thể có oan ức khi có đầy đủ chứng cứ phạm tội
Trả lờiXóaViệc bà Künast cùng với các dân biểu khác của Nghị viện châu Âu sẽ kêu gọi Ủy ban EU giải quyết các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là đang vu khống Việt Nam về vấn đề nhân quyền và đang vi phạm nghiêm trọng việc can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước
Trả lờiXóaHành động của bà đang là trên cương vị một nghị sĩ chứ không phải là danh dự cá nhân, bao nhiêu nghị sỹ không lên tiếng mà chỉ mình bà nói, vậy phải chăng có gì mờ ám ở đây hay nói trắng ra là bà được nhận bao nhiêu tiền lót tay để lên tiếng
XóaHành vi phạm tội của Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là rất rõ ràng, cấu thành tội phạm và hành vi của bà nghị sĩ Đức Renate Künast là đang can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của Việt Nam, ngang nhiên bao che, bảo vệ, cổ vũ cho các hành vi phạm tội
Trả lờiXóaĐược biết từ trước đến nay người Đức luôn là người hiểu biết, có kỷ luật, được đào tạo bài bản đàng hoàng, phát ngôn và hành động rất cẩn trọng vậy mà hôm nay lại có một ông nghị sỹ lạc loài như thế này, rõ là biết phạm chí dũng bị xử đúng tội nhưng vẫn khăng khăng bảo vệ
Trả lờiXóaThỏa thuận thương mại với Việt Nâm được ký là dựa vào sự đồng ý của một tập thể chứ có phải ý chí chủ quan của mình bà kunast đâu, thành phần này chắc cũng nhận sự chỉ đạo của mẽo để công kích chống ta trên kênh thông tin quốc tế tạo thuận lợi cho hoạt động các đối tượng phản động trong nước
Trả lờiXóa"Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi không thực hiện một thỏa thuận thương mại với Việt Nam trong khi có nhiều vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng ở đó." ra rò ràng là chúng muốn lấy thương mại để gây áp lực thả tự do cho số đối tượng phạm pháp tại Việt Nam, trong khi EU chịu hậu quả của covid không hề nhẹ, kinh tế sụt giảm quá nhiều, làm như này là chúng đang ích kỷ đấy chứ
Trả lờiXóaPhía chúng ta cần có sự phản hồi ngược trở lại phía Đức để nghị xem xét lại tu cách của vị nghị sỹ này, rõ ràng là công việc nội bộ của đất nước nhưng một kẻ ngoại quốc lại xen vào một cách vô cớ, hắn không những tỏ ra không hiểu chuyện mà còn làm mất uy tín của nước Đức nữa
Trả lờiXóa