THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

12 tháng 1 2021

NHỮNG ĐÒI HỎI VÔ LÝ CỦA CAO ỦY NHÂN QUYỀN LHQ

by Đắc Chí  |  at  12.1.21

Đắc Chí

Nói là chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền, nhưng nhìn vào những hoạt động của Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR) người ta không khó để nhận ra tổ chức này đã và đang “lời nói không đi đôi với việc làm”, ngày càng xa rời, thậm chí đi ngược tôn chỉ, mục đích.

VOA loan báo, Cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng cáo buộc Việt Nam vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị bằng các kìm hãm quyền tự do ngôn luận sau khi các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập bị chính quyền kết án hàng chục năm tù trong một phiên toà bị quốc tế lên án là “thiếu công bằng.”

Người phát ngôn của Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR), Ravina Shamdasani, hôm 8/12 nói rằng việc ba nhà báo độc lập của Việt Nam nhận các bản án tù từ 11 đến 15 năm sau khi bị cáo buộc các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia là một “diễn biến đáng lo ngại dường như là một phần của sự đàn áp ngày càng tăng về tự do biểu đạt ở đất nước này.”

Chưa dừng lại, người phát ngôn cho biết văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc tiếp tục nêu ra những trường hợp đó với chính phủ Việt Nam và kêu gọi họ ngừng kết tội hình sự những người thể hiện quyền tự do ngôn luận. Cơ quan này kêu gọi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho những ai bị giam giữ trong các trường hợp như vậy.

Ảnh chụp màn hình

Rõ ràng, hành động của OHCHR vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Quy định về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được đề cập trong các điều ước quốc tế. Đặc biệt trong Hiến chương LHQ năm 1945, lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác ở Điều 2. Sau đó tại Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng LHQ, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn.

Đối với Việt Nam, trong nhiều văn bản pháp luật Nhà nước Việt Nam cũng quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó phải: Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;... Thế nhưng OHCHR đã phớt lờ những quy định và nguyên tắc ấy. Điều này càng lộ rõ thông qua những việc làm và phát ngôn của một số nhân vật đại diện cho OHCHR.

Không chỉ núp bóng nhân quyền để ngang nhiên can thiệp vào công việc nội bộ và chủ quyền Việt Nam, hành vi của OHCHR vô hình chung đã và đang cổ vũ, dung túng cho các đối tượng phạm tội.

Hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền chống Nhà nước của các đối tượng trong “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là biểu hiện của chủ nghĩa tự do cực đoan, gây ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Theo cáo trạng, Phạm Chí Dũng sử dụng nhiều bút danh để viết, đăng tải 1.530 tin, bài viết lên trang “Việt Nam Thời Báo” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống phá Nhà nước XHCN Việt Nam. Nguyễn Tường Thụy với vai trò là “Phó Chủ tịch” của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, phụ trách “Chi hội miền Bắc”, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. Trong khi đó, Lê Hữu Minh Tuấn là thành viên “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật.

Vì vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xét xử các Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế. Việc kêu gọi Việt Nam thả tự do cho các đối tượng vi phạm pháp luật của OHCHR rõ ràng là vô lý và không thể chấp nhận được./.

10 nhận xét:

  1. các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xét xử các Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế.

    Trả lờiXóa
  2. các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xét xử các Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế.

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn vào những hoạt động của Cao uỷ LHQ về Nhân quyền (OHCHR), ta có thể nhận ra tổ chức này đã và đang “lời nói không đi đôi với việc làm”, ngày càng xa rời, thậm chí đi ngược tôn chỉ, mục đích. Đó là ủng hộ đám phản động chống phá nhà nước Việt Nam

    Trả lờiXóa
  4. Người phát ngôn cho biết văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc tiếp tục nêu ra những trường hợp đó với chính phủ Việt Nam và kêu gọi họ ngừng kết tội hình sự những người thể hiện quyền tự do ngôn luận. Nhưng hành động của OHCHR vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam

    Trả lờiXóa
  5. Chứng cứ đã rõ ràng, việc bắt giữ, xét xử các Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế. Việc kêu gọi Việt Nam thả tự do cho các đối tượng vi phạm pháp luật của OHCHR rõ ràng là vô lý và không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đây là chiêu trò can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của việt nam

      Xóa
  6. Không chỉ núp bóng nhân quyền để ngang nhiên can thiệp vào công việc nội bộ và chủ quyền Việt Nam, hành vi của OHCHR vô hình chung đã và đang cổ vũ, dung túng cho các đối tượng phạm tội.

    Trả lờiXóa
  7. Đây là các thành viên cốt cán của hội nhà báo độc lập, một hội nhóm chống phá có tiếng trong nước, đưa được các đối tượng ra xét xử là một chiến công rất lớn của các chiến sỹ công an nhân dân, chúng ta cần tự hào và khích lệ họ chứ không phải là nghe đài ngoài để dao động về những gì cơ quan chức năng làm

    Trả lờiXóa
  8. Nên nhớ rằng các đối tượng bị xét xử có liên quan đến chính trị tại Việt Nam chưa một ai bi kịch khung cho dù hành vi của chúng đều đáng bị như thế, điều này cho thấy sự khoan dung độ lượng của pháp luật Việt Nam cùng những người cầm cân nảy mực.

    Trả lờiXóa
  9. Trong nhiều văn bản pháp luật Nhà nước Việt Nam cũng quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó phải: Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;...

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.