Đắc Chí
Mặc dù đã ghi nhận những tiến bộ và hợp tác với Hoa Kỳ của Việt Nam về tự do tôn giáo trong năm 2020, tuy nhiên một số ủy viên thiếu thiện chí của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn
Đài VOA hôm 19/01, Uỷ viên James Carr của USCIRF nói rằng “còn rất nhiều tù
nhân tôn giáo mà chính quyền Việt Nam chưa chịu phóng thích và việc chính quyền
sách nhiễm các nhóm tôn giáo chưa được nhà nước công nhận”.
“Chúng tôi rất buồn là ông Nguyễn Bắc Truyển, Chủ tịch Hội Ái hữu Cựu
Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, người bị kết án 11 năm tù, vẫn chưa được
phóng thích. Chúng tôi rất quan ngại rằng ông ấy vẫn còn bị giam cầm.”
“Chúng tôi cũng lo ngại rằng nhà chức trách trên khắp Việt Nam vẫn tiếp
tục nhắm mục tiêu vào các cộng đồng tôn giáo, bao gồm cả tín đồ Phật giáo, Tin
Lành, Cao Đài, Hòa Hảo. Tôi không hiểu tại sao các nhóm nhỏ này vẫn bị nhắm mục
tiêu trong khi họ, cũng như hầu hết mọi người trên thế giới đều có quy tắc đạo
đức và họ chỉ thực hành các quy tắc này, thế mà chính quyền Việt Nam lại quá bận
tâm vì các nhóm nhỏ đó?”
Khi được hỏi về các
ưu tiên của USCIRF đối với Việt Nam trong năm 2021, Uỷ viên Carr nói:
“Chúng tôi mong muốn chính phủ Việt Nam từ bỏ những hành vi quấy rối đối
với những cộng đồng tôn giáo ở nông thôn và cả những nhóm tôn giáo thuộc dân tộc
thiểu số. Và vì vậy chúng tôi rất lo ngại về sự quấy rối liên tục của chính quyền
đối với các nhóm tôn giáo thiểu số ở Việt Nam.”
Carr cho biết rằng USCIRF sẽ tiếp tục lên tiếng và gây áp lực để giới lãnh đạo Hà Nội trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển, kẻ bị kết án 11 năm tù vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999 vào đầu tháng 4/2018 tại Hà Nội và được USCIRF bảo trợ vào tháng 11/2019, và vận động để chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả các đối tượng vi phạm pháp luật bị tuyên án phạt tù mà USCIRF gọi là “tù nhân lương tâm” và “chính trị khác”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng để ông ấy được tự do. Và chúng tôi sẽ
làm mọi cách để gây áp lực lên chính phủ Việt Nam để trả tự do cho tất cả các
tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo.”
“Thật xấu hổ khi một quốc gia mạnh như Việt Nam lại đi bỏ tù những người
đang cố gắng thực hành các quy tắc đạo đức theo tôn giáo của họ”.
Thực ra, những đánh
giá tiêu cực trên của Uỷ viên James Carr không làm mấy ai ngạc nhiên bởi đó là
những luận điệu cũ rích, hoàn toàn phiến diện, sai lệch về vấn đề về tự do tôn
giáo tại Việt Nam mà James Carr và tổ chức nơi ông này làm việc thường đưa ra trong
các phúc trình thường niên nhiều năm qua.
Cần phải thấy rằng,
quyền tự do tôn giáo là vấn đề gắn với thể chế chính trị-xã hội và điều kiện
kinh tế-văn hóa-xã hội ở từng quốc gia cụ thể, không thể tồn tại một khái niệm
quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng. Cũng không thể đem giá trị, quan
niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng, đo lường hoặc đánh giá mức
độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác. Trên phương diện đối ngoại giữa
các quốc gia, không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc gia này để áp đặt
lên một quốc gia khác và buộc các quốc gia khác phải tuân theo.
Thực tế hoạt động của
các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ ràng chính sách nhất quán và đúng
đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, cũng như
các nước khác Việt Nam nghiêm cấm hoạt động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp
luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân. Thời
gian qua, các cơ quan chức năng ở một số địa phương đã bắt giữ, xử lý một số chức
sắc, tín đồ tôn giáo và công dân vì đã có hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của các cơ quan Nhà nước, của
người dân, truyền bá mê tín dị đoan, phát triển tà đạo, tạp đạo hoặc các tôn
giáo chưa được Nhà nước công nhận làm ảnh hưởng đến an ninh an ninh trật tư chứ
không hề có chuyện chính quyền “đàn áp, bắt bớ” trái pháp luật các tín đồ, chức
sắc tôn giáo như James Carr đang cố bịa đặt, vu cáo.
Với những điều được
chỉ ra cho thấy rằng, hành động của Uỷ viên James Carr của USCIRF thật lạc lõng
và đáng lên án!/.
Một số ủy viên thiếu thiện chí của Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam mặc dù Việt Nam đã làm rất tốt trong công tác tôn giáo, thực hiện đầy đủ các quyền lợi, tự do
Trả lờiXóaVụ việc Nguyễn Bắc Truyển, kẻ bị kết án 11 năm tù vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự là đúng người đúng tội và việc USCIRF sẽ tiếp tục lên tiếng và gây áp lực để giới lãnh đạo Hà Nội trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển là đang can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam
Trả lờiXóaViệt Nam nghiêm cấm hoạt động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân là khác hẳn với chuyện "chính quyền “đàn áp, bắt bớ” trái pháp luật các tín đồ, chức sắc tôn giáo" như James Carr đang cố bịa đặt, vu cáo
Trả lờiXóaThực tế hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ ràng chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Trả lờiXóaCần phải thấy rằng, quyền tự do tôn giáo là vấn đề gắn với thể chế chính trị-xã hội và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội ở từng quốc gia cụ thể, không thể tồn tại một khái niệm quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng.
Trả lờiXóatên ủy viên này nói như kiểu tên nào chúng muốn thì việt nam chúng ta phải thả ra ấy, nói vậy thì quyền tự quyết của mỗi quốc gia còn gì nữa, rõ ràng là ông hiểu luật mà vẫn cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta, tổ chức USCIRF chỉ có những thành viên bất chấp như thế này thôi
Trả lờiXóaCó vẻ như mỗi cá nhân của một tổ chức nước ngoài sẽ đứng ra bảo vệ cho một dối tượng phản đọng bị chúng ta bắt giữ, chia đều ra thì đối tượng nào trong tù cũng có người kêu gọi trả tự do cả, kiểu như chia bánh để làm việc ấy, có khi kêu cho hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải vì ông kia xứng đáng
Trả lờiXóaQuyền tự do tôn giáo là vấn đề gắn với thể chế chính trị-xã hội và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội ở từng quốc gia cụ thể, không thể tồn tại một khái niệm quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng. Cũng không thể đem giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng, đo lường hoặc đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác
Trả lờiXóa