THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

22 tháng 1 2021

VỀ NGHỊ QUYẾT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU

by Đắc Chí  |  at  22.1.21

Đắc Chí

VOA Việt Ngữ cho biết, ngày 21/01/2021, Nghị viện Châu Âu thông qua ba nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Hong Kong.

Trong phần nói về Việt Nam, Nghị viện Châu Âu kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện các nhà “hoạt động nhân quyền” và “nhà báo tự do” Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cùng tất cả những người khác bị giam cầm và kết án chỉ vì hành xử quyền tự do ngôn luận. Nghị viện Châu Âu yêu cầu Việt Nam hủy bỏ tất cả những cáo buộc chống lại những người này.

Nghị quyết nói các thành viên Nghị viện Châu Âu bàng hoàng và lên án việc “đàn áp” ngày càng tăng những “người bất đồng chính kiến” và những “vi phạm nhân quyền gia tăng mạnh mẽ tại Việt Nam”.

Nghị viện Châu Âu kêu gọi tất cả các bên liên quan sử dụng các thỏa thuận EU-Việt Nam hiện hữu để cải thiện tình tình hình quyền tại Việt Nam. Nghị viện Châu Âu yêu cầu Ủy ban Châu Âu và Cơ quan lo về các Hành động Bên ngoài Châu Âu thực hiện một cuộc đánh giá về thỏa thuận thương mại tự do hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến nhân quyền tại Việt Nam.

Được biết, Nghị quyết được thông qua với 592 phiếu thuận, 32 phiếu chống và 58 phiếu vắng mặt.

Bài viết trên VOA (Ảnh chụp màn hình)

Thật đáng tiếc, đường đường là một cơ quan lập pháp của Liên minh Châu Âu, nhưng Nghị viện Châu Âu lại không hiểu hoặc cố tình phớt tình đi một nguyên tắc rất sơ đẳng đó là Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” đã được Liên Hợp quốc thông qua năm 1965 với “tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia”. Theo đó, công việc nội bộ của mỗi quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền độc lập trong quan hệ quốc tế.

Trong khi đó,hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung, tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng ở Việt Nam là do cơ quan tố tụng hình sự tiến hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật Hình sự Việt Nam mà không một cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước hay một quốc gia khác trong đó bao gồm Nghị viện Châu Âu có thể can thiệp. Vậy, Nghị viện Châu Âu dựa trên cơ sở nào để ra nghị quyết lên án vi phạm nhân quyền tại Việt Nam?

Cần khẳng định, không có cái gọi  là việc “đàn áp” ngày càng tăng những “người bất đồng chính kiến” và những “vi phạm nhân quyền gia tăng mạnh mẽ tại Việt Nam” như những gì mà Nghị viện Châu Âu đã đề cập. Những cá nhân Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mà Nghị viện Châu Âu khoác cho cái áo nhà “hoạt động nhân quyền” và “nhà báo tự do” thực chất là đối tượng vi phạm pháp luật bị bắt giữ, truy tố và xét xử theo đúng quy định luật pháp hiện hành - những điều khoản luật pháp theo đúng những nguyên tắc phổ quát luật pháp quốc tế, được quốc tế thừa nhận rộng rãi và công nhận.

Theo cáo trạng, Phạm Chí Dũng sử dụng nhiều bút danh để viết, đăng tải 1.530 tin, bài viết lên trang “Việt Nam Thời Báo” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống phá Nhà nước XHCN Việt Nam. Nguyễn Tường Thụy với vai trò là “Phó Chủ tịch” của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, phụ trách “Chi hội miền Bắc”, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật. Trong khi đó, Lê Hữu Minh Tuấn là thành viên “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, đã sử dụng nhiều bút danh để đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật.

Như vậy, việc thông qua ba nghị quyết lên án “vi phạm nhân quyền tại Việt Nam”, Nghị viện Châu Âu không chỉ can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của Việt Nam, mà còn ngang nhiên bao che, bảo vệ, cổ vũ cho các hành vi phạm tội, xâm phạm an ninh quốc gia. Đây là việc làm không thể chấp nhận, thể hiện quan điểm chính trị, nhân quyền đi ngược lại với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam./.

11 nhận xét:

  1. Nghị viện Châu Âu kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện các nhà “hoạt động nhân quyền” và “nhà báo tự do” Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy,.. và cáo buộc Việt Nam vi phạm hành xử quyền tự do ngôn luận của họ là sai sự thật, không đúng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật đáng tiếc, đường đường là một cơ quan lập pháp của Liên minh Châu Âu, nhưng Nghị viện Châu Âu lại không hiểu hoặc cố tình phớt tình đi một nguyên tắc rất sơ đẳng đó là Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” đã được Liên Hợp quốc thông qua năm 1965 với “tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia

      Xóa
  2. Nghị viện Châu Âu lại không hiểu hoặc cố tình phớt tình đi một nguyên tắc rất sơ đẳng đó là Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” của nước khác. Và hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung, tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng ở Việt Nam là do cơ quan tố tụng hình sự tiến hành theo quy định pháp luật Việt Nam

    Trả lờiXóa
  3. Nghị viện Châu Âu không chỉ can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của Việt Nam, mà còn ngang nhiên bao che, bảo vệ, cổ vũ cho các hành vi phạm tội, xâm phạm an ninh quốc gia thông qua ba nghị quyết lên án “vi phạm nhân quyền tại Việt Nam”. Đây là điều không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  4. Đây là việc làm không thể chấp nhận, thể hiện quan điểm chính trị, nhân quyền đi ngược lại với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phía chúng ta cần có sự phản hồi ngược lại đề nghị nghị viện châu âu xem xét lại tư cách những nghị sỹ đưa ra kiến nghị can thiệp sâu vào nội bộ của nước Việt Nam như thế, rõ ràng là họ đang bất tuân quy định cũng như luật pháp quốc tế.

      Xóa
  5. Những cá nhân Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn mà Nghị viện Châu Âu khoác cho cái áo nhà “hoạt động nhân quyền” và “nhà báo tự do” thực chất là đối tượng vi phạm pháp luật bị bắt giữ, truy tố và xét xử theo đúng quy định luật pháp hiện hành

    Trả lờiXóa
  6. 3 tên này là đầu sỏ trong tổ chức hội nhóm trái phép tại Việt Nam chúng ta chưa kể chúng còn là những tên hoạt động chống đối tích cực trong suốt một thời gian dài trong nước, gây nguy hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, những kẻ như thế thì nghị viện châu âu có lên án thì cũng phải xử

    Trả lờiXóa
  7. Khả năng là nghị viện châu âu tiếp xúc với các thông tin không chính thống, không chính xác dẫn đến các hoạt động có tính nặng nề như thế này, phía chúng ta nên có câu trả lời thỏa đáng cũng các tài liệu khẳng định hoạt động bắt giữ xét xử là hoàn toàn phù hợp để giữ mối quan hệ với phía EU

    Trả lờiXóa
  8. Đường đường là nghị viện của EU mà lại không hiểu Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ”, cố tình phê phán và đưa ra yêu cầu đổi với việc xét xử trại Việt Nam, trong khi chúng ta đang làm đúng mọi thứ, phải chăng sự thao túng của Mẽo đã ăn sâu vào nội bộ EU

    Trả lờiXóa
  9. Những việc bây giờ cơ quan chức năng làm không phải là gì bằng hoàng mà do thế hệ trước chúng ta cho chúng quá nhiều cơ hội mà chúng không biết điều mà ăn năn hối cả, nên giờ phát bắt, có dí luật vào mặt chúng thì mới được việc, chứ toàn chí phèo cả, không nói lý được nữa

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.