THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

03 tháng 3 2021

KẾT THÚC ĐIỀU TRA, LUẬT SƯ VẪN CHƯA ĐƯỢC TIẾP CẬN HỒ SƠ VỤ ÁN CẤN THỊ THÊU?

by Đắc Chí  |  at  3.3.21

Đắc Chí

Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hòa bình vừa kết thúc điều tra đối với Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư về tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thông tin trên được luật sư Đặng Đình Mạnh - người bào chữa cho cả hai bị cáo xác nhận với Đài RFA hôm 01/3/2021. Sau thông tin có tính chất thông báo, luật sư Đặng Đình Mạnh liền tìm cách chĩa mũi dùi vào các cơ quan thực thi pháp luật khi cho rằng “cho đến ngày 1 tháng 3, hồ sơ đã chuyển sang đến Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình nhưng luật sư vẫn chưa tiếp cận được hồ sơ và cả không được gặp thân chủ của mình”. Và như thường lệ, nói ra những điều này nhưng luật sư Mạnh lại cố tình lờ đi hoặc hiểu không hiểu đầy đủ quy định của pháp luật về thăm gặp bị cáo và thủ tục đăng ký người bào chữa.

Luật sư Mạnh nói với RFA như sau:

"Vụ của Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu ở tỉnh Hòa Bình đã kết thúc điều tra, có cáo trạng và hiện đã chuyển sang tòa án.

Khi mà hồ sơ họ chuyển sang Viện kiểm sát thì họ không báo mình, khi mà làm hồ sơ (bào chữa) thì họ lại báo là hồ sơ bên Viện (kiểm sát) đã chuyển sang bên tòa cho nên anh phải sang bên Tòa để làm thủ tục lại từ đầu.

Anh làm hồ sơ bên tòa từ giữa tuần vừa rồi, ngày thứ Tư.

Thật ra theo quy định trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ thủ tục của luật sư đăng ký thì cơ quan pháp luật phải cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

Nhưng việc họ đúng giờ, đúng ngày theo quy định thì cũng hiếm hoi lắm cho nên việc chậm trễ như thế này rất là phổ biến, không có gì mới đâu!"

Mẹ con đối tượng Cấn Thị Thêu (Ảnh Internet)

Theo quy định của pháp luật Hình sự, trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. Luật sư trước khi tham gia tố tụng, bào chữa cho bị can, bị cáo cần được cấp văn bản thông báo người bào chữa tham gia tố tụng.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng  kiểm tra giấy tờ; nếu không thuộc trường hợp từ chối đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi văn bản thông báo người bào chữa cho luật sư đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Theo Khoản 5 Điều 78 BLTTHS, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa cho luật sư khi Luật sư bào chữa thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 hoặc Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

Văn bản thông báo người bào chữa đối với luật sư có giá trị trong suốt quá trình tham gia tố tụng, cụ thể từ giai đoạn khởi tố, điều tra tại Cơ quan điều tra, truy tố tại Viện Kiểm sát đến xét xử tại các phiên Tòa.

Tuy nhiên, khi phát hiện Luật sư bào chữa thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình  bào chữa, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho luật sư bào chữa, cơ sở giam giữ được biết.

Trong một diễn biến khác, Cơ quan ANĐT Công an TP Hà Nội đã quyết định gia hạn điều tra lần thứ hai thêm 04 tháng nữa đối với Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm. Đây là 02 đối tượng cũng bị bắt giữ trong cùng một ngày với Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư.

Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là các đối tượng núp dưới vỏ bọc “dân oan”, “nhân quyền”… thường xuyên tụ tập khiếu kiện chây ỳ, tay cầm băng rôn, hô khẩu hiệu với những nội dung mang tính chất kích động, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.

Điều đáng nói, những hành vi trên của mẹ con đối tượng Cấn Thị Thêu là mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật. Mặc dù đã bị răn đe, giáo dục, xử lý nhiều lần từ xử lý hình sự đến xử phạt hành chính, nhưng các đối tượng không hối cải, sửa chữa mà tiếp tục thách thức chính quyền và dư luận xã hội bằng những hành vi vi phạm pháp luật. Điều này khiến nhiều người dân, dư luận rất bức xúc.

Ngày 23/6/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã tiến hành khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Các đối tượng này bị khởi tố, bắt giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự năm 2015.    

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra xác định, Cấn Thị Thêu và 2 con là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước. Hành vi của các bị can đã phạm vào tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Với việc vụ án đã kết thúc điều tra, xem ra ngày Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư hầu tòa và phải chịu bản án nghiêm minh của pháp luật sẽ không còn xa./.

4 nhận xét:

  1. Với việc vụ án đã kết thúc điều tra, xem ra ngày Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư hầu tòa và phải chịu bản án nghiêm minh của pháp luật sẽ không còn xa

    Trả lờiXóa
  2. Điều đáng nói, những hành vi trên của mẹ con đối tượng Cấn Thị Thêu là mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật.

    Trả lờiXóa
  3. Những hành vi trên của mẹ con đối tượng Cấn Thị Thêu là mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật. Mặc dù đã bị răn đe, giáo dục, xử lý nhiều lần từ xử lý hình sự đến xử phạt hành chính, nhưng các đối tượng không hối cải, sửa chữa mà tiếp tục thách thức chính quyền và dư luận xã hội bằng những hành vi vi phạm pháp luật.

    Trả lờiXóa
  4. Những hành vi trên của mẹ con đối tượng Cấn Thị Thêu là mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật. Mặc dù đã bị răn đe, giáo dục, xử lý nhiều lần từ xử lý hình sự đến xử phạt hành chính, nhưng các đối tượng không hối cải, sửa chữa mà tiếp tục thách thức chính quyền và dư luận xã hội bằng những hành vi vi phạm pháp luật.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.