Đắc Chí
Sau hai ngày xét xử,
ngày 9/3/2021, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phúc thẩm đối với 6 bị cáo
có đơn kháng cáo trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy
ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Trong số này có 02 bị cáo bị y án tử
hình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức.
Các bị cáo tại phiên
phúc thẩm (Ảnh Internet)
Theo đó, Hội đồng
xét xử phúc thẩm nhận định, mức án sơ thẩm tương xứng với tính chất, hành vi phạm
tội của các bị cáo, đúng quy định của pháp luật. Do đó, không có cơ sở chấp nhận
kháng cáo của các bị cáo, không có cơ sở chấp nhận lời bào chữa của các luật sư
bào chữa cho các bị cáo. Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định giữ nguyên các
quyết định của bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt.
Nói lời sau cùng tại
phiên tòa, các bị cáo đều tỏ ra ăn năn, hối lỗi và xin được hưởng
khoan hồng.
Trước đó, Viện Kiểm
sát đề nghị giữ nguyên các mức án mà tòa sơ thẩm đã tuyên. Lý do giữ nguyên các
mức án mà Viện Kiểm sát nêu ra là hành vi của 6 bị cáo là đặc biệt nguy hiểm,
xâm phạm đến tính mạng của người khác.
Liên quan đến phiên
tòa, nhiều tổ chức núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền” quốc tế, đài báo nước ngoài
như RFA, BBC, VOA… cùng các đối tượng chống đối trong nước như Nguyễn Lân Thắng,
Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Thúy Hạnh… ra sức phát tán những luận điệu xuyên
tạc bản chất vụ án. Họ vẫn cố tình rêu rao rằng, vụ án tại Đồng Tâm là “án bỏi
túi”, quá trình xét xử đã có hành vi tố tụng trái pháp luật của các thành phần
tại phiên tòa; các luật sư không được tiếp xúc với các bị cáo; tinh thần thượng
tôn luật pháp không được tôn trọng; bản án bất công, vô nhân đạo và nặng nề; đề
nghị hủy kết quả phiên toà và điều tra sự phạm pháp của công an. Từ những luận
điệu xuyên tạc xảo trá ấy, họ tiếp tay hối thúc và gây sức ép đối với các quốc
gia, tổ chức quốc tế có ý kiến chỉ trích, trừng phạt Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Trong khi đó, số luật
sư trong “Hợp tác xã toàn thua” tham gia bào chữa cho các bị cáo như Đặng Đình
Mạnh, Lê Văn Luân, Hà Huy Sơn, Trịnh Vĩnh Phúc… tiếp tục trắng trợn bao che, chạy
tội cho các bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu theo hướng không phạm tội Giết
người, với lý do được bao biện là "không tham gia trực tiếp vào việc giết hại 03 chiến sỹ công an" và chỉ
nên truy tố 02 đối tượng về hành vi Chống người thi hành công vụ. Tuy
nhiên, trong phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát đã đanh thép phản đối, khẳng định rõ
hành vi vi phạm pháp luật của 02 đối tượng này. Mặc dù không trực tiếp tham gia
giết hại 03 cán bộ công an, nhưng Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu đã trực tiếp chỉ
đạo, phân công các đối tượng góp tiền và
mua xăng, lựu đạn, dao phóng lợn để chống trả lực lượng chức năng nếu lực lượng
chức năng tấn công. Rạng sáng ngày 9/1/2020, cả Công và Hiểu đều có mặt tại Lê Đình Kình,
tham gia ném bom xăng, gạch đá, Lê Đình Công còn trực tiếp cầm lựu đạn ném về
phía lực lượng công an.
Về phần các bị cáo tại
phiên tòa phúc thẩm, đặc biệt là Lê Đình Công và Bùi Thị Nối tiếp tục cho thấy
bản chất ngoan cố, xảo trá. Nếu Bùi Thị Nối gây chú ý khi là bị cáo duy nhất
không xin giảm án vì cho rằng “không có tội”, cũng như không thực hiện việc đeo
khẩu trang phòng chống dịch Covid-19 tại phiên tòa khi lực lượng chức năng yêu cầu;
thì Lê Đình Công lại tỏ ra lật lọng, bất nhất trong khai báo. Mặc dù trong đơn
kháng cáo, Lê Đình Công chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng khi ra tòa, Công lại
phủ nhận cáo buộc của Viện kiểm sát và kêu oan. Nhưng cũng tại đó, sau khi nghe
đại diện Viện Kiểm sát xét hỏi và phân tích hành vi, thì Lê Đình Công lại tiếp
tục thay đổi nội dung kháng cáo. Theo đó, Lê Đình Công thừa nhận tội lỗi, chỉ xin
giảm nhẹ hình phạt và không còn kêu oan.
Nhìn lại quá trình vụ
án ở Đồng Tâm thấy rằng, quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan, lực
lượng chức năng tiến hành khẩn trương, thận trọng, khách quan, công tâm, đúng
quy định pháp luật. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã được làm rõ công khai tại
tòa. Mức hình phạt được tuyên đúng người, đúng tội, thể hiện sự nghiêm minh và
thể hiện chính sách khoan hồng, nhân văn của pháp luật Việt Nam; đồng thời bác
bỏ những luận điệu xuyên tạc bản chất vụ án./.
Chỉ thấy một điều sau phiên tòa phúc thẩm là Lực lượng chức năng mà đáng nói ở đây là tòa án đã có mức xử phạt rất hợp lí đối với các hành vi phạm tội của các đối tượng này. Còn mấy cái loại mở mồm xin khoan hoongf trong khi hành động thì vẫn ngoan cố, vẫn giao du , liên lạc mật thiết với 3 que thì thôi thôi dẹp cái mồm lại ngay. Định qua mặt lừa ai vậy? Người dân bây giờ họ tiếp cận công nghệ thông tin nhiều rồi, không dễ bị lừa nữa đâu nha
Trả lờiXóaKết quả này đã cho thấy được sự nghiêm minh của pháp luật để trừng trị những người có hành vi giết người man rợ. Tuy nhiên, xung quanh phiên tòa xét xử, các thế lực phản động, cơ hội chính trị đã triệt để lợi dụng để xuyên tạc, bôi xấu Nhà nước ta và các vị lãnh đạo, cố tình tát bùn sang ao để bôi nhọ ngành Tư pháp Việt Nam.
Xóauá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan, lực lượng chức năng tiến hành khẩn trương, thận trọng, khách quan, công tâm, đúng quy định pháp luậ
Trả lờiXóaThực ra thì vụ nào bên mình cũng rất tuân thủ các quy định của pháp luật, nhưng phạm pháp bình thường chúng không chú ý đến còn vụ này do liên quan mà bị bới móc, gán cho những cụm từ không mấy đẹp đẽ, tuy nhiên đã xử xong rồi thì thôi, không cần chấp nhặt câu nói với đám kền kền làm gì
XóaNhìn lại quá trình vụ án ở Đồng Tâm thấy rằng, quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan, lực lượng chức năng tiến hành khẩn trương, thận trọng, khách quan, công tâm, đúng quy định pháp luật.
Trả lờiXóaCác bị cáo trong vụ án này trước ngày tuyên án cũng tìm đủ mọi cách để thay đổi lý do nhận tội, tình tiết vụ việc với ý đò thoát tội nhưng đâu dễ thế, cơ quan chức năng họ làm việc rất chuyên nghiệp và hiệu quả, tuân thủ pháp luật nghiêm ngặt.
Xóa