Đắc Chí
Vẫn chiêu bài cũ, vào
quý I hằng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ lại tự cho mình cái quyền công bố phúc trình
thường niên về tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới. Điểm đáng chú
ý, dù số liệu và giọng điệu mỗi năm có khác nhau đôi chút, nhưng “mẫu số chung”
của bản phúc trình thường niên trên là xuyên tạc, bóp méo về tình hình dân chủ ở
Việt Nam.
Tin từ VOA: Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ được Ngoại
trưởng Antony Blinken công bố hôm 30/3 về tình hình nhân quyền của gần 200 nước
trên thế giới, là những quốc gia đang nhận viện trợ của Mỹ và là thành viên của
Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm báo cáo về tình hình nhân quyền ở các
nước này lên Quốc hội Hoa Kỳ theo quy định của Đạo luật Hỗ trợ Nước ngoài 1961
và Đạo luật Thương mại 1974.
…
Trong báo cáo chi tiết dài 50 trang về Việt Nam, quốc gia đã nhận hàng
trăm triệu đô la viện trợ từ Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định rằng Việt Nam
là nước độc tài dưới sự cai trị duy nhất của Đảng Cộng sản và có nhiều vấn đề
nhân quyền “đáng lưu ý.”
Báo cáo giành riêng một phần nói về mức độ tự do tham gia quá trình
chính trị ở Việt Nam. Theo nhận định của BNG Mỹ, người dân Việt Nam “không có
khả năng thay đổi chính phủ một cách ôn hoà thông qua các cuộc bầu cử tự do và
công bằng” trong đó đảm bảo quyền tự do ngôn luận và ý chí của người dân.
Mặc dù luật pháp cho người dân khả năng bầu trực tiếp đại diện của họ tại
Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác, nhưng các quy định của
hiến pháp và pháp luật đã “thiết lập sự độc quyền về quyền lực chính trị cho Đảng
Cộng sản (ĐCS) Việt Nam và Đảng giám sát tất cả các cuộc bầu cử”.
Mặc dù đến thời điểm
hiện tại, phía Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có bất cứ sự lên tiếng nào xung quanh
chuyện này song với những gì được nói đến, bản phúc trình thường niên của Bộ
Ngoại giao Mỹ đang gặp phải không ít những điều cần nói; kể cả việc nhận định
và đánh giá sai lệch về tình nhân quyền tại Việt Nam qua những dẫn chứng chứng
minh cho những điều được nói ra. Theo đó, trong rất nhiều ví dụ để chứng minh
cho luận điểm Việt Nam có nhiều “vấn đề” về nhân quyền, báo cáo của Bộ Ngoại
giao Mỹ đã đề cập tới dân chủ trong bầu cử ở Việt Nam. Tuy nhiên về vấn đề này
cần khẳng định thế này: Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp ở Việt Nam được tiến
hành theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội; Luật Bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc
hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Nguyên tắc bầu cử đã được ghi
trong Luật là: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đây cũng chính
là những nguyên tắc cơ bản nhất của những đạo luật về bầu cử được đánh giá là
dân chủ, tiến bộ nhất thế giới hiện nay. Các nguyên tắc này thể hiện tính chặt
chẽ, thống nhất và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tiến hành bầu cử, bảo đảm
cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa
chọn.
Nguyên tắc phổ thông
thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử, bảo đảm để mọi công dân không
phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ
văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia
bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
HĐND theo quy định của pháp luật.
Bình đẳng trong bầu
cử là một nguyên tắc nhằm bảo đảm tính khách quan, không thiên vị để mọi công
dân đều có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới
bất cứ hình thức nào.
Bầu cử trực tiếp là
việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa
chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước.
Nguyên tắc bỏ phiếu
kín bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn người mình tín nhiệm mà không bị tác động
bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài. Theo đó, cử tri bầu ai, không bầu ai đều
được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán
bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào
việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu
vào hòm phiếu.
Như vậy, việc cử tri
lựa chọn ai là quyền của họ, không hề có cái gọi là các quy định của hiến pháp
và pháp luật đã “thiết lập sự độc quyền về quyền lực chính trị cho Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng giám sát tất cả các cuộc bầu cử” như báo cáo của Bộ Ngoại giao
Mỹ.
Cũng cần phải nhắc lại rằng: Quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp được tổ chức vừa qua là quá trình thực hiện dân chủ và minh bạch do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là chủ thể tổ chức, thể hiện bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và việc tham gia hiệp thương bầu cử có đại diện của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo... tham gia. Đó là những cơ sở quan trọng để khẳng định cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND ở Việt Nam thực sự là dân chủ, đồng thời bác bỏ đanh thép những luận điệu cố tình xuyên tạc, bịa đặt về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam./.
việc cử tri lựa chọn ai là quyền của họ, không hề có cái gọi là các quy định của hiến pháp và pháp luật đã “thiết lập sự độc quyền về quyền lực chính trị cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng giám sát tất cả các cuộc bầu cử” như báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trả lờiXóaChưa có sự độc quyền nào ở đây cả, người dân họ được tự quyết mọi điều mà họ cảm thấy đúng, báo chí nước ngoài cứ cố tình gợi ra một cảm giác bức bí ngột ngạt cho người dân để kêu gọi họ phá bỏ đi chính quyền này, cái trò cũ rích mà năm nào cũng diễn lại.
XóaRồi từ cái báo cáo nhân quyền này nhiều tổ chức cũng sẽ ra các báo cáo, bản phúc trình tương tự với nội dung không khác gì, đưa lại tin của Bộ ngoại giao mỹ và họ tự nhận rằng mình là những nhà khảo sát, đánh giá, nhận định hết sức khách quan đấy
Trả lờiXóaPhía Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có bất cứ sự lên tiếng nào xung quanh chuyện này song với những gì được nói đến, bản phúc trình thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ đang gặp phải không ít những điều cần nói; kể cả việc nhận định và đánh giá sai lệch về tình nhân quyền tại Việt Nam qua những dẫn chứng chứng minh cho những điều được nói ra.
Trả lờiXóaMỹ có bo bo cái miệng đòi các quốc gia khác thây đổi cách thức bầu cử chứ ở mỹ đợt vừa rồi chả phiểu giả, gian lận trong bầu cử đầy ra, nếu cơ chế tốt thì đã không có những điều đáng tiếc như vậy rồi, nói ngược cũng phải nói xuôi đi chứ.
Trả lờiXóaCử tri chọn ai là quyền của họ đơn vị chức năng chỉ làm các công tác cần thiết để họ lựa chọn được chuẩn xác hơn thôi, không có chuyện độc quyền, áp đặt nhưng cũng không có kẻ hở để những đối tượng xấu có thể len vào phá hoại chúng ta được
Trả lờiXóa