Mặc dù tít bài có dấu hỏi đằng sau ("Việt Nam: Ba lý do khiến ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng là 'bất ngờ'?", song trong quá trình triển khai bài viết, BBC đã đưa ra những ý kiến, quan điểm mang tính khẳng định hết sức chắc nịch xung quanh việc Quốc hội phê chuẩn ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức ĐCS VN làm thủ tướng Chính phủ.
Bài viết trên BBC về tân Thủ tướng Phạm Minh Chính (Nguồn: BBC Việt ngữ).
Xin được nêu ra một số ý kiến được đề cập trong bài viết: "Như nhiều người đã bày tỏ ý kiến, đa phần đều tỏ ra ngạc nhiên trước việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính làm tân Thủ tướng của Việt Nam trong nhiệm kỳ này.
"Lý do chủ yếu là ông Chính trước khi trở thành Thủ tướng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, một vị trí thường không được cất nhắc lên vị trí Thủ tướng.
Thông thường, vị trí Thủ tướng ở Việt Nam được lựa chọn trong số các Phó Thủ tướng của nhiệm kỳ trước, đặc biệt là từ người phụ trách lĩnh vực kinh tế.
"Chính vì vậy việc lựa chọn ông Phạm Minh Chính gây bất ngờ và thứ hai nữa là ông Chính chưa từng có kinh nghiệm quản lý kinh tế ở cấp quốc gia.
"Trước đó, ông chỉ mới có kinh nghiệm quản lý ở cấp địa phương là ở tỉnh Quảng Ninh, mặc dù nhiệm kỳ của ông ở tỉnh này được coi là thành công, tạo đà cho Quảng Ninh phát triển nhanh.
"Tuy nhiên kinh nghiệm quản lý cấp địa phương thì khác rất là xa so với kinh nghiệm quản lý cấp quốc gia.
"Thứ ba, cũng có nhiều người cho rằng ông Phạm Minh Chính trước đây có gốc là an ninh, nên có thể không phù hợp với vị trí Thủ tướng chính phủ.
"Vì những lý do đó, cho nên nhiều người không có kỳ vọng vào việc ông Chính sẽ trở thành Thủ tướng, chính vì vậy quyết định này gây ra bất ngờ."
Và như thế, tựu chung lại, theo BBC và người nêu quan điểm, 03 lí do khiến nhiều người bất ngờ chuyện ông Chính được phê chuẩn giữ chức vụ Thủ tướng vì (1) ông Chính từ cương vị đứng đầu một ban đảng sang và đây là vấn đề không có tiền lệ; (2) Ông Chính chỉ mới kinh qua công tác quản lý điều hành ở cấp địa phương; (3) ông Chính xuất thân từ ngành Công an.
Tuy nhiên, xem chừng 3 lí do đó cũng dở hơi, dở đời như chính cái tiêu đề bài viết của BBC. Này nhé:
1. Nếu như nói rằng ông Chính từ cương vị đứng đầu một ban đảng sang và đây là vấn đề không có tiền lệ thì xin thưa nhà đài này chẳng hiểu gì về thể chế chính trị và những tiền lệ chính trị tại VN.
Như Hiến pháp đã khẳng định, Đảng cộng sản VN giữ vai trò lãnh đạo Đảng, nhà nước và xã hội. Đảng cộng sản VN thực hiện vai trò địa vị đó thông qua việc giới thiệu "người của mình" giữ các cương vị lãnh đạo nhà nước và các cơ quan trực thuộc. Do đó, đúng là chưa có cá nhân nào từ Ban Đảng sang giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ nhưng đó là vấn đề đúng nguyên tắc và không vi phạm bất cứ quy định nào. Cũng xin nói thêm, đối với công tác cán bộ, chuyện tiền lệ gì đó cũng hết sức quan trọng nhưng không có nghĩa là chúng ta phải đóng đinh vào đó và không dám những việc mà trong "tiền lệ" chưa có.
2. Đối với lí do thứ 2, Ông Chính chỉ mới kinh qua công tác quản lý điều hành ở cấp địa phương. Đây là vấn đề đúng thực tế, ông Chính mới chỉ đứng đầu Tỉnh Quảng Ninh và ông cũng được xác định là nhân tố hàng đầu tạo đà cho địa phương này bứt phá và có được những thành quả tích cực như hôm nay. Nhưng có lẽ với chuyện này nên chăng cần có một sự cởi mở nhất định khi nhìn nhận đánh gía. Đồng ý như BBC nói: "Trước đó, ông chỉ mới có kinh nghiệm quản lý ở cấp địa phương là ở tỉnh Quảng Ninh, mặc dù nhiệm kỳ của ông ở tỉnh này được coi là thành công, tạo đà cho Quảng Ninh phát triển nhanh.
"Tuy nhiên kinh nghiệm quản lý cấp địa phương thì khác rất là xa so với kinh nghiệm quản lý cấp quốc gia". Song đây cũng là điểm nổi bật của Ông Chính và cũng là điểm mạnh dạn của Đảng Cộng sản VN và nhà nước trong thực hiện công tác cán bộ. Ở đó, họ (Đảng, nhà nước VN) đánh giá cao ông Chính ở sự sáng tạo, quyết tâm, bứt phá trong điều hành, quản lý. Mà đó là điểm luôn cần, thậm chí cần hàng đầu trong điều hành, quản lý vĩ mô. Bởi thực tế thời kỳ ở Quảng Ninh, là Bí thư Tỉnh uỷ nhưng ông Chính đã cho thấy được vai trò của mình trong quản lý nói chung đối với tình hình toàn tỉnh và đó là điều mà trong nhiều khía cạnh chúng ta không thể nào phủ nhận cũng như nên đặt kỳ vọng điểm này ở con người của tân Thủ tướng!
3. Ở lí do thứ ba, ông Chính xuất thân ngành Công an. Nhìn vào lí lịch của ông Chính thì phần nhiều thời gian công tác của ông này là ở trong ngành Công an. Nhưng theo dõi kỹ chúng ta mới hay, chỉ riêng trong ngành Công an ông cũng trải qua nhiều cương vị khác nhau như "tình báo viên", sau đó ông đảm nhiệm nhiều cương vị lãnh đạo như Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu Cần Kỹ thuật Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Công an.
Ngoài sự phong phú trong các cương vị đảm nhiệm tại Bộ Công an, trên các cương vị Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Phó ban, rồi Trưởng ban Tổ chức TƯ ông cũng thể hiện được vai trò, tầm vóc điều hành của mình. Cho nên, Công an đúng là cái gốc của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính nhưng với sự nghiệp chính trị phong phú, đa dạng trên nhiều cương vị khác nhau, chúng ta nên ghi nhận và đánh giá đúng tầm vóc của ông cũng như đặt kỳ vọng ở ông thay vì có những sự ăn thua, tấn công đến khó hiểu như BBC thực hiện!
An Chiến
Nói về yếu tố tiền lệ để bảo rằng ông chính làm Thủ tướng là bất thường thì rõ là buồn cười, ông có đủ phẩm chất năng lực thì ông làm chứ tiền lệ chẳng qua là sự tổng hợp một cách ngẫu nhiên đươc con người ta thống kê mà thành, chứ có phải cứ phó thủ tướng phụ trách kinh tế mới làm được thủ tướng đâu
Trả lờiXóaÔng Phạm Minh Chính là người kinh qua nhiều vị trí, nhiều chức vụ, có kinh nghiệm đa ngành thì việc giữ chức vụ thủ tướng là quá phù hợp, chẳng qua là thói quen của đám phản động thích chĩa vào lãnh đạo đảng và nhà nước mình nên không tiếc lời kiếm lý do để chê bai tân thủ tướng của chúng ta
Trả lờiXóaGốc An ninh thì càng chặt chẽ và kỷ luật chứ sao, thời gian vừa rồi thấy lức lượng Công an được ưu ái giữ vị trí trong chính quyền nhiều, điều đó là tiền lệ và cũng chứng tỏ rằng lực lượng Công an là thực sự đáng tin cậy để được giáo những trọng trách quan trọng hơn nữa
Trả lờiXóaKhông quan trọng người ta kinh qua những vị trí nào mà đánh giá nhau ở cái tầm, bác làm ở quảng ninh đã thể hiện được tầm quản lý của vượt bậc của mình thì đâu có cần phải kiểm tra nhiều nữa, muốn biết hiệu quả hay không thì chờ một thời gian nữa là được cầm đèn chạy trước oto làm gì
Trả lờiXóaMà tóm lại vấn đề chỉ có một đám rận và báo lễ trái đả kích tân thủ tướng của chúng ta chứ người dân họ có nói gì đâu mà phải sợ, sợ dân họ nói ấy dân mà thuận rồi thì việc gì phải lo cơ chứ, làm được hay không tương lai khắc có câu trả lời liên
Trả lờiXóa