"Như vậy đến sáng ngày 5-4-2021, ba trong bốn vị trí tứ trụ của Việt Nam gồm Tổng bí thư đảng Cộng sản, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước đã được "bầu xong".
Chỉ còn một vị trí Thủ tướng với một mình ông Phạm Minh Chính được tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu cho Quốc hội để bỏ phiếu thông qua trong thời gian sắp tới.
Không có diễn thuyết, không có tranh luận, không có chương trình hành động, chỉ có một ứng viên ra tranh cử... bầu cử Việt Nam có vẻ im ắng so với một số nước, đúng không cả nhà?".
Đài Á Châu Tự Do đã đặt vấn đề như thế mới đây sau khi Quốc hội khóa XIV hoàn thành việc giới thiệu, kiện toàn các chức danh chủ chốt của Lãnh đạo Đảng, nhà nước.
Thoạt đầu khi nhìn vào thì đó là một cách so sánh rất đỗi bình thường, nếu không nói là tất yếu. Nhưng đọc kỹ mới hay, nhà đài này đang cố tình kích đểu một cách có chủ ý. Tất nhiên, để thực hiện điều đó nhà đài này vẫn tiếp tục thủ đoạn với lối nói ỡm ờ, giả vờ không hiểu chuyện, không biết như những lần trước đó.
Theo đó, với việc chỉ ra điểm khác trong bầu cử tại các nước châu Âu với những màn diễn thuyết, tranh luận, với những chương trình hành động và việc không có trong tiến trình bầu cử tại VN, dư luận quan tâm sẽ dễ dàng hiểu được dụng ý sâu xa của nhà đài này trong câu chuyện được đề cập tới.
Thế nhưng, đó chẳng qua cũng chỉ là trò kích bác tầm thường, không dựa trên những kiến thức chính trị xã hội căn bản tại VN nói riêng, các quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa nói chung.
Cụ thể, đúng là bầu cử tại VN không trống giong cờ mở như phương Tây, như các nước Tư bản, nhưng điều đó không đồng nghĩa, cách thức bầu cử tại VN không dân chủ hoặc không có chiều sâu như các nước phương Tây.
Ngược lại, các hình thức tranh luận, diễn thuyết đó đã được thực hiện thông qua những hoạt động như lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, thông qua các quy trình về tuyển chọn, tổ chức cán bộ một cách dài kỳ, dài hạn và căn cơ. Trong khi đó, những vấn đề này hoàn toàn không có trong bầu cử tại Mỹ hay một nước châu Âu nào đó. Những ứng viên cho các chức danh như Tổng thống, Thủ tướng, Phó Tổng thống, Phó Thủ tướng chủ yếu do các đảng đề cử trọng một thời gian hết sức ngắn và đó cũng là lí do khiến tại sao ở đó phải cần những hoạt động như diễn thuyết, tranh luận để chứng minh với cử tri và dư luận.
Và điều này đã ít nhiều cho thấy sự khác biệt trong cách thức chuẩn bị, tổ chức bầu cử của các chế độ xã hội khác nhau. Sự im ắng trong bầu cử tại VN cũng là vì thế. Và xin thưa để được giới thiệu vào những chức danh chủ chốt như Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội, các ứng viên phải trải qua những quy trình chặt chẽ, ở đó đảm bảo chọn được cá nhân phù hợp và đảm nhiệm các cương vị phù hợp.
Câu chuyện một lần nữa vì thế cho thấy được sự thiếu thiện chí trong cách đưa tin của RFA, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp các cá nhân lãnh đạo Đảng, nhà nước tại VN.
An Chiến
Câu chuyện nhân sự đã trài dài từ năm trước đến bây giờ mới được hoàn thiện, khâu đưa ra ứng cử viên chỉ là khâu chốt nên mấy ông rận bám vào chỗ này bảo là ngắn gọn, rồi thì không có tranh đấu phức tạp thì là một đánh giá quá thiển cận, phiến diện, cố tình không hiểu về quy trình bầu cử tại Việt Nam rồi
Trả lờiXóaĐám báo mạng nói thế không làm cho hệ thống chính trị của chúng ta xấu đi, mà làm cho thiên hạ thấy chúng là những kẻ không hề hiểu biết, chỉ được cái to mồm chứ không có thực lực, từ đó bài xích chúng luôn, hay nói cách khác chúng đang tự hại mình thông qua việc chống chúng ta
Trả lờiXóaBầu cử tại Việt Nam không ồn ào đến mức huy động hết mọi phương tiện truyền thông như ở phương tây nhưng không vì thế mà chất lượng bị suy giảm đi, đừng lấy Mẽo làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động có tính chính trị, họ không tốt như chúng ta tưởng đâu
Trả lờiXóaVới việc chỉ ra điểm khác trong bầu cử tại các nước châu Âu với những màn diễn thuyết, tranh luận, với những chương trình hành động và việc không có trong tiến trình bầu cử tại VN, dư luận quan tâm sẽ dễ dàng hiểu được dụng ý sâu xa của nhà đài này trong câu chuyện được đề cập tới.
Trả lờiXóaĐể được giới thiệu vào những chức danh chủ chốt như Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội, các ứng viên phải trải qua những quy trình chặt chẽ, ở đó đảm bảo chọn được cá nhân phù hợp và đảm nhiệm các cương vị phù hợp.
Trả lờiXóa