THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

21 tháng 5 2021

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI “BẦU CỬ LÀ QUYỀN KHÔNG PHẢI LÀ NGHĨA VỤ”

by Đắc Chí  |  at  21.5.21

Đắc Chí

Càng đến gần ngày bầu cử, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí liên tục đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, xuyên tạc chống phá cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó, xuất hiện những lời kêu gọi cho rằng mọi người không nên đi bầu cử, vì rằng bầu cử là quyền, mà đã là quyền thì đi bầu hay không đi bầu là “quyền” của mỗi cử tri.

Trong một bài viết với tựa đề “Bầu cử VN: Thực chất bỏ phiếu là quyền hay nghĩa vụ?” được đăng tải trên trang BBC tiếng Việt hôm 20/5/2021, tác giả bài viết đã tiến hành phỏng vấn một số người được cho là luật sư, những ý kiến này dẫn lại Điều 27 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định”, tuy nhiên lại không dẫn các điều khác, rồi đi đến quả quyết “bầu cử là quyền nên đã là quyền thì mọi người có thể không phải đi bầu”.

Bài viết trên BBC (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, trong một bài viết có tựa đề “Có cử tri công khai tẩy chay bầu cử Quốc hội & Hội đồng Nhân dân các cấp” được đăng tải trên trang RFA tiếng Việt hôm 14/5/2021, tác giả bài viết đã dẫn lời của một người tên là Phạm Công Út cũng đưa ra luận điệu rằng: “Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. Như vậy, quyền bầu cử tức là quyền của công dân. Trong Luật bầu cử cũng như trong Hiến pháp 2013 không có quy định là phải đi bầu hay không. Do đó, nếu người dân thấy cần thiết thì họ sẽ tự động thực hiện quyền này bằng cách đi bỏ phiếu vào ngày 23 tới đây”.

Cần khẳng định ngay rằng, những luận điệu trong các bài viết đăng tải trên trang VOA và RFA là hoàn toàn sai trái, mang tính chất phá hoại với mưu đồ thâm hiểm nhằm kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại Việt Nam.

Điều 27 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Nếu chỉ dẫn lại điều này để kêu gọi tẩy chay bầu cử, không đi bầu là hoàn toàn không đúng. Trong thực tế, bao giờ quyền cũng đi kèm với nghĩa vụ, nghĩa vụ cũng đi kèm với quyền và không phải lúc nào quyền hay nghĩa vụ cũng đều bắt buộc phải luật hóa. Điều này đã được quy định rất rõ tại điều 15 Hiến pháp 2013: “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Như vậy, kể cả trong vấn đề bầu cử, công dân có quyền thì cũng phải có nghĩa vụ, nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ của một công dân với đất nước khi tham gia bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, đó chính là nghĩa vụ tham gia xây dựng Nhà nước.

Bên cạnh đó, Hiến pháp quy định nhiều nghĩa vụ của công dân liên quan đến đất nước, như “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc”, “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”… Hay về các quyền của công dân, như “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”, “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” … Như vậy, nếu công dân không tham gia bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp thì sẽ không có cơ sở để có Quốc hội và HĐND các cấp. Và không có Quốc hội và HĐND các cấp thì sẽ không bầu ra được các cơ quan, vị trí lãnh đạo của đất nước và địa phương… từ đó dẫn đến hệ lụy là các nghĩa vụ và các quyền của công dân sẽ không thể thực hiện đầy đủ.

Rõ ràng, bầu cử vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân, nên mỗi công dân cần thực hiện một cách nghiêm túc, có trách nhiệm, đúng quy định của pháp luật, sáng suốt bầu ra những người xứng đáng là đại biểu của Nhân dân, góp phần vào việc xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh./. 

8 nhận xét:

  1. Việc các trang, đài báo phản động như BBC liên tục đăng tải những thông tin, bài viết đả kích, châm biếm cuộc bầu cử của nhân dân ta nhằm mục đích chống phá, cản trở cuộc bầu cử là hoàn toàn dễ hiểu và đó vẫn là một trò hề mà chúng dựng lên do vậy mọi người hãy nâng cao cảnh giác trước những động thái chống phá của chúng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng đăng tải các bài viết để cản trở cuộc bầu cử một phần cũng vì chúng không trực tiếp làm điều đó được mà phải nhờ tới bàn tay của người dân, tỉnh táo nhận thức được điều này thì sẽ tránh được việc vô tình trở thành công cụ cho các thế lực xấu

      Xóa
  2. Càng đến gần ngày bầu cử, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí liên tục đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, xuyên tạc chống phá cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó, xuất hiện những lời kêu gọi cho rằng mọi người không nên đi bầu cử, vì rằng bầu cử là quyền, mà đã là quyền thì đi bầu hay không đi bầu là “quyền” của mỗi cử tri.

    Trả lờiXóa
  3. Cần khẳng định ngay rằng, những luận điệu trong các bài viết đăng tải trên trang VOA và RFA là hoàn toàn sai trái, mang tính chất phá hoại với mưu đồ thâm hiểm nhằm kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những luận điệu đó cần được nhận diện và đưa ra những phản ánh mang tính bản chất để người dân hiểu rõ âm mưu thủ đoạn từ đó không bị tiêm nhiễm những nhận thức xấu cũng như nâng cao ý thức cho những người khác đang có suy nghĩ đồng cảm với những luận điệu giả tạo

      Xóa
  4. không có Quốc hội và HĐND các cấp thì sẽ không bầu ra được các cơ quan, vị trí lãnh đạo của đất nước và địa phương… từ đó dẫn đến hệ lụy là các nghĩa vụ và các quyền của công dân sẽ không thể thực hiện đầy đủ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một bộ máy hoạt động mà không có sự đồng tình, cùng tham gia của người dân thì lấy gì để mà hoạt động ổn định, hiệu quả, bầu cử 5 năm mới có một lần chứ nhiều gì đâu, dân ta nghe đài ta thôi chứ đài địch nó nói xong về nhà đắp chăn ngủ chứ không chịu trách nhiệm cùng mình đâu

      Xóa
  5. Nếu công dân không tham gia bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp thì sẽ không có cơ sở để có Quốc hội và HĐND các cấp. Và không có Quốc hội và HĐND các cấp thì sẽ không bầu ra được các cơ quan, vị trí lãnh đạo của đất nước và địa phương… từ đó dẫn đến hệ lụy là các nghĩa vụ và các quyền của công dân sẽ không thể thực hiện đầy đủ.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.