"Bác bỏ thông tin “Phong tỏa TP.HCM trong 10-15 ngày” (04.07) thì chỉ ba ngày sau (07.07) công bố “giãn cách TP. HCM trong 15 ngày”.
Mới tuyên bố “dành những gì tốt nhất cho TP. HCM chống dịch (08/7)” chỉ một ngày sau (09.07) đưa tin cho một công ty tại Sài Gòn nhập năm triệu liều vaccine-covid-19 do Trung Quốc sản xuất - vaccine bị coi là không an toàn, kém hiệu quả".
Đó là một trong 2 ví dụ được Linh mục DCCT Thái Hà Nguyễn Văn Toản dẫn ra để chứng minh cho sự bất nhất của chính quyền Tp Hồ Chí Minh trong thực hiện chủ trương chống dịch covid19 tại địa phương này.
Và chưa cần có bất cứ tiếng nói nào của dư luận, như thường lệ, Linh mục này đã đi đến một kết luận có phần vội vàng rằng: "DÂN LÊN ÁN, VÀ CHÊ CƯỜI SỰ BẤT NHẤT ĐÓ" và dẫn lại một câu chuyện trong Kinh Thánh Công giáo để minh hoạ thêm: "Chúa Giêsu sai 12 tông đồ đi rao giảng Tin Mừng (Mc 6,7-13). Ngài không cho các ông mang lương thực, tiền, bao bị, hay mặc hai áo. Chúa muốn lời rao giảng của các tông đồ về một tinh thần nghèo khó đi đôi với đời sống của các ông. Một vị Thiên Chúa yêu thương, quan phòng được thể hiện qua những gì các ông tin tưởng, phó thác.
Giáo hội mất sức hút, sự đáng tin phần nhiều cũng vì sự BẤT NHẤT trong lời rao giảng với cung cách sống. Không phải tất cả, nhưng xảy ra ở nhiều môn đệ Đức Giêsu…
CHÚA GIÊSU NÓI VỚI CÁC MÔN ĐỆ KÊU GỌI NGƯỜI TA ĂN NĂN SÁM HỐI".
Đúng là theo lẽ thường nói ra hoặc tuyên bố một điều gì đó mà sau không thực hiện chúng ta đều cho đó là sự bất nhất. Tuy nhiên, xem xét sự bất nhất cần tính đến yếu tố hậu quả mà nó gây ra. Nghĩa là nó tác động gì đến những chủ thể khác và cục diện sau cùng.
Trên nền tảng của điều này, chúng ta sẽ thấy, dù về mặt hình thức, chính quyền Tp Hồ Chí Minh ít nhiều có sự bất nhất. Nhưng có lẽ riêng trong chuyện phòng chống dịch sự bất nhất đó là sự dễ hiểu. Bởi lẽ, cái thứ mà chúng ta đang chống lại như chống giặc là dịch bệnh. Nghĩa là nó không ai mong muốn xảy đến. Nó đến bất chợt và việc đối phó của chúng ta hoàn toàn bị động. Sự bị động đó khiến chúng ta vừa chống vừa học, vừa rút kinh nghiệm sao cho các công tác/hoạt động sau hiệu quả hơn những hoạt động trước đó.
Việc thay đổi chủ trương chống dịch là lẽ thường tình.
Trong câu chuyện đang nói đến, Lm Nguyễn Văn Toản nhắc đến việc chính quyền Tp Hồ Chí Minh trước đó bác bỏ thông tin “Phong tỏa TP.HCM trong 10-15 ngày” (04.07) nhưng chỉ ba ngày sau (07.07) công bố “giãn cách TP. HCM trong 15 ngày”. Cần biết rằng, ngay thuật ngữ được nói đến đã khác nhau (một bên là phong toả và phần còn lại là giãn cách xã hội) thì dễ thấy rằng, việc bác bỏ trước đó có thể nhằm mục đích trấn an tinh thần người dân, tránh những hoạt động chúng ta vẫn thấy như kéo nhau ra các chợ/ siêu thị tích luỹ lương thực, thức ăn nước uống - một thứ nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh và gây khó khăn cho cung ứng hàng hoá trong thời điểm dịch bệnh và nếu như có thực hiện việc giãn cách xã hội theo chủ trương.
Một vấn đề khác được nhiều người nói ra, đó là cái khó của Tp Hồ Chí Minh trước những quyết định tác động đến nền kinh tế của địa phương này.
Theo đó, nền kinh tế của địa phương này gần như sẽ bị tê liệt và kéo theo sự ảnh hưởng tới nền kinh tế của cả nước, nếu như tiến hành giãn cách theo chỉ thị 16. Trước khó khăn này, Tp Hồ Chí Minh đã phải cân nhắc thực sự và chuyện thực hiện chỉ thị 16 sau khi tuyên bố không là lẽ dễ hiểu. Bởi, khi mà những biện pháp trước đó không phát huy hiệu quả, không kiểm soát được dịch thì dù không muốn Tp Hồ Chí Minh cũng phải thực hiện.
Cho nên, thay vì chấp nhặt hoặc cố công đào bới, lên án những động thái vừa qua của Tp Hồ Chí Minh thì chúng ta nên có cái nhìn độ lượng, khách quan và công tâm hơn.
An Chiến
0 nhận xét: