Đắc Chí
Thời gian qua, Việt
Nam phải đối diện đợt bùng phát thứ 4 dịch bệnh Covid-19. Đảng, Nhà nước và
Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo
an sinh xã hội theo tinh thần “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên
hết, trước hết”. Thế nhưng, nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí dưới vỏ bọc “dân
chủ”, “nhân quyền” lại nhân cơ hội này “đục nước béo cò”, tung ra nhiều chiêu
trò, thủ đoạn thâm độc, tinh vi, xuyên tạc, phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ
nhận hoàn toàn những nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 mà cả nước
đang thực hiện.
RFA ngày 21/8 có bài
viết nhan đề “Chống dịch như chống giặc: Kẽm gai, quân đội, công an, pháo đài …
sẽ còn thêm gì nữa? với những cái nhìn thiếu tìm hiểu kỹ lưỡng và phiến diện đối
với các giải pháp chống dịch của Chính phủ. Nội dung bài viết đã lên tiếng chỉ
trích Chính phủ bị “ru ngủ” trong thành công của các đợt dịch trước đó mà không
có được hướng đi đúng trong chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
phía Nam lần này. Từ đó bài viết quy kết rằng, chính quyền các địa phương chỉ
dùng biện pháp “dễ” là phong tỏa, mà không tính đến những người yếu thế không
có kế sinh nhai, buộc phải ra đường bất hợp pháp.
Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)
Trong khi đó, trong
bài viết có nhan đề “Phong tỏa ở TPHCM: Họ còn giam mình đến bao giờ?” BBC đưa
ra những nhận định phiến diện, tiêu cực về cách thức chống dịch và vấn đề đảm bảo
an sinh của Chính phủ Việt Nam. Tác giả bài viết bằng lời lẽ kích động đã chỉ
trích Chính phủ Việt Nam “vi phạm nhân quyền” trong chính sách cách ly y tế đối
với những người có liên quan đến ca nhiễm bệnh. Bài viết còn so sánh một cách
thiển cận giữa cách chống dịch của các nước phát triển với Việt Nam, cho rằng
Việt Nam đang sai lầm trong chiến lược dẫn tới các ca nhiễm bùng phát không kiểm
soát. Chưa dừng lại, tác giả bài viết còn đưa ra quy kết rằng chính quyền chú
trọng đến hô hào, khẩu hiệu mà thiếu các biện pháp thực chất, nhất là trong
chính sách an sinh cho người yếu thế; xuyên tạc chiến dịch tiêm vaccine; thậm
chí còn lập luận rằng “Chính quyền đẻ ra nhiều thứ giấy tờ xin-cho; lập nhiều
chốt kiểm soát trên đường, dày đặc đến mức từ phường này qua phường khác cũng
xét hỏi "giấy thông hành" hoặc "phiếu mua hàng thiết yếu";
đường hẻm, đường phố nào cũng giăng dây kiểm soát người ra vào; mỗi tổ dân phố,
mỗi chung cư… còn có "Sổ theo dõi tiếp nhận thông tin" ghi lý do người
ra kẻ vào hằng ngày…thế mà số ca nhiễm mới và số ca tử vong vẫn cao nhất nước”
để cho rằng biện pháp "chống dịch như chống giặc" đã sai từ căn bản
và hoàn toàn không có hiệu quả, rồi từ đó đi đến kết luận “không thể chống dịch
bệnh bằng các chỉ thị như thời chiến tranh, không thể xây "pháo đài"
bằng những hàng rào và sự kiểm soát để né dịch bệnh, sao chính quyền chưa tỉnh
ra mà còn tiếp tục giam lỏng dân”…(?!)
Bài viết trên BBC (Ảnh chụp màn hình)
Nếu khách quan theo dõi diễn biến dịch bệnh và quá trình tổ chức phòng, chống dịch ở Việt Nam thời gian qua, không thể không nhận thấy, Chính phủ và chính quyền các địa phương đều lựa chọn cách thức mềm dẻo và linh hoạt. Mục tiêu được xác định rất cụ thể: “vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”, phương châm hành động cũng được định sẵn: “5K+ vaccine”, toàn dân cùng tham gia với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Như đã phân tích ở
bài viết trước thì, “trên thực tế, do xem dịch bệnh như giặc nên tất cả các mặt
công tác từ phòng ngừa đến ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch được tiến hành hết
sức khẩn trương, quyết liệt; lực lượng phòng chống dịch cũng được huy động tối
đa thay vì xem đó là việc riêng của ngành Y tế. Do đó, hiệu quả có được cũng hết
sức lớn, trong đó phải kể đến Việt Nam từng được xem là mẫu hình chống dịch của
thế giới. Trong 3 đợt dịch trước, trong khi thế giới chịu những tổn thất nặng nề,
lớn chưa từng có thì Vn vẫn đứng vững và tạo nên những dấu ấn hết sức to lớn.
Trong đợt dịch thứ 4
này, đồng ý với phương châm "chống dịch như chống giặc" và quan điểm
siết chặt các biện pháp để sớm ổn định dịch nên ít nhiều đã nảy sinh những hạn
chế, yếu điểm nhất định. Song, nên chăng thay vì xem đó là lực cản chủ yếu, là
vấn đề cốt tử thì nên quan niệm đó là những điều tất yếu xảy đến trong bối cảnh
chống dịch mới, khi mà các biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh chóng liên tục
xuất hiện và xuất hiện các khó khăn mới, nhất là nguồn lực chống dịch, khả năng
đương đầu với thực tế bùng phát dịch.
Dịch bệnh đang diễn
biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước và để chống dịch, Chính phủ, Bộ
Y tế đã triển khai đồng bộ, cùng lúc nhiều biện pháp công tác. Đó không chỉ là
việc thiết lập các vùng an toàn, khoanh vùng dập dịch... mà còn đẩy mạnh việc
tiêm chủng để sớm ổn định tình hình dịch bệnh. Nói như thế để thấy rằng, việc
siết chặt dịch cũng nhằm mục tiêu sớm bình ổn dịch và song song với đó Chính phủ,
Bộ Y tế vẫn còn nhiều biện pháp khả dĩ, tích cực khác”.
Đi cùng với các biện
pháp phòng, chống dịch, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cũng đã ban
hành hàng loạt chính sách trợ giúp các doanh nghiệp, người dân vượt khó do dịch
Covid-19, đặc biệt là các đối tượng yếu thế trong xã hội, điển hình như: Nghị
quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng
lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, khoản trợ cấp 26.000 tỷ được
Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó
khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh
doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh
doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động; Gói hỗ trợ viễn thông
10.000 tỉ đồng cho người dân, kéo dài trong 3 tháng; Quỹ Vaccine; Chính sách
BHXH, BHTN hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19; Xuất hơn 134.000 tấn
gạo cho 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19….
(Xem thêm)
Qua những phân tích trên đây có thể thấy rằng, mọi hành động của Chính phủ và cả hệ thống chính trị đều hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên trên hết. Tiếp đó là bảo vệ hệ thống sản xuất, phân phối hàng hóa nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tất cả những thay đổi chính sách đó là minh chứng cho thấy, Chính phủ biết lắng nghe những phản biện đúng, để đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn. Thực tế này cũng đồng thời vạch trần việc một số tổ chức, cá nhân rêu rao Việt Nam đang sai lầm trong chiến lược dẫn tới các ca nhiễm bùng phát không kiểm soát hay thực hiện các biện pháp chống dịch gây mất dân chủ, mất nhân quyền, người dân không được tự do đi lại, là những giọng điệu xuyên tạc, lạc lõng, phiến diện./.
Đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh tăng nhanh chóng, các lực lượng tuyến đầu, chính phủ ngày đêm không quản khó nhọc đánh lùi dịch bệnh. Vậy mà nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” lại nhân cơ hội này “đục nước béo cò”, tung ra nhiều chiêu trò, thủ đoạn thâm độc, tinh vi, xuyên tạc, phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 mà cả nước đang thực hiện.
Trả lờiXóaChính phủ và chính quyền các địa phương đều lựa chọn cách thức mềm dẻo và linh hoạt. Mục tiêu được xác định rất cụ thể: “vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”, phương châm hành động cũng được định sẵn: “5K+ vaccine”, toàn dân cùng tham gia với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
XóaTrong khi cả nước ta đang tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát nguồn lây lan dịch bệnh COVID-19 thì trên mạng xã hội, các đối tượng cơ hội chính trị lại không ngừng xuyên tạc, phát tán thông tin sai lệch gây hoang mang dư luận về công tác phòng, chống dịch bệnh. Chúng đăng hàng loạt bài viết, rất nhiều video, hình ảnh được cắt ghép chứa đựng thông tin sai sự thật do chúng tạo như: số người mắc bệnh, sự lây lan tốc độ nhanh trong cộng đồng lớn gấp nhiều lần so với con số chính thức do Chính phủ công bố”; Đặc biệt, họ còn dựng chuyện về số ca tử vong do dịch Covid-19 lên tới hàng chục ngàn người và không ngừng gia tăng,… nhằm gây sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam. Mục đích nhằm tạo ra bức tranh đen tối về dịch Covid-19 đang hoành hành tại Việt Nam, gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cho nhân dân trong nước, làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo sự hoài nghi, làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Do đó, mỗi công dân cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1-1-2019. Trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.
Trả lờiXóaviệc siết chặt dịch cũng nhằm mục tiêu sớm bình ổn dịch và song song với đó Chính phủ, Bộ Y tế vẫn còn nhiều biện pháp khả dĩ, tích cực khác
XóaĐi cùng với các biện pháp phòng, chống dịch, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cũng đã ban hành hàng loạt chính sách trợ giúp các doanh nghiệp, người dân vượt khó do dịch Covid-19, đặc biệt là các đối tượng yếu thế trong xã hội
Trả lờiXóaVì đến cuối cùng thì vẫn phải có cái ăn cho dân, không có kinh tế không có chính sách hỗ trợ thì doanh nghiệp điêu đứng, không thể kịp thời hỗ trợ cho việc phục hồi, làm ngắt quãng mục tiêu định hướng ban đầu, kéo theo vô cùng nhiều các hệ quả
XóaTất cả những thay đổi chính sách đó là minh chứng cho thấy, Chính phủ biết lắng nghe những phản biện đúng, để đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn
Trả lờiXóaĐảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần “bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết”. Ủng hộ Đảng, nhà nước
Trả lờiXóaThế nhưng, nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” lại nhân cơ hội này “đục nước béo cò”, tung ra nhiều chiêu trò, thủ đoạn thâm độc, tinh vi, xuyên tạc, phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn, không chấp nhận được
Trả lờiXóaNội dung bài viết đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ bị “ru ngủ” trong thành công của các đợt dịch trước đó mà không có được hướng đi đúng trong chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lần này. Nhưng chúng không phải lãnh đạo đất nước và chúng không vì dân thì sao mà hiểu được
Trả lờiXóaNếu khách quan theo dõi diễn biến dịch bệnh và quá trình tổ chức phòng, chống dịch ở Việt Nam thời gian qua, không thể không nhận thấy, Chính phủ và chính quyền các địa phương đều lựa chọn cách thức mềm dẻo và linh hoạt. Hiệu quả đã được chưng minh qua các đợt dịch trước
Trả lờiXóaChúng ta vốn có chính sách kiểm soát dịch bệnh tốt mà, có cái bọn chống phá không thích công nhận thì chúng nó vẫn sẽ xuyên tạc thôi. Nhưng nên nhớ chính sách để phục vụ nhà nước vì lợi ích người dân, ta không cần quan tâm những lời nhảm nhí của bọn nó làm gì
XóaMọi hành động của Chính phủ và cả hệ thống chính trị đều hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là ưu tiên trên hết. Thử hỏi làm những việc này nhà nước được lợi ích riêng gì rồi, hay chỉ càng đau đầu nát óc
Trả lờiXóaVề Mục tiêu và mong muốn của bọn chống phá thì không cần nói ta cũng vẫn hiểu. Vốn thì mong muốn và hành động của bọn nó luôn đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc, đây là điều không cần phải bàn cãi nhiều thêm làm gì cả. Vậy nên chúng ta chỉ cần biết sẽ tích chực tẩy chay những luận điệu xuyên tạc đó là được
XóaSố tổ chức, cá nhân rêu rao Việt Nam đang không kiểm soát hay thực hiện các biện pháp chống dịch gây mất dân chủ, mất nhân quyền, người dân không được tự do đi lại, là những giọng điệu xuyên tạc, lạc lõng, phiến diện cần phải bị xử lí
Trả lờiXóaChúng ta vẫn đang làm chặt cái công tác tìm kiếm và bắt giữ bọn chúng. kHoảng 2 năm trở lại đây vấn đề này trở nên nóng hơn bao giờ hết và cũng có rất nhiều thành phần cầm đầu bọn này đã bị chúng ta gô cổ cho ăn cơm nhà nước rồi đấy ạ
XóaCó thể thấy là nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” lại nhân cơ hội này “đục nước béo cò”, tung ra nhiều chiêu trò, thủ đoạn thâm độc, tinh vi, xuyên tạc, phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 mà cả nước đang thực hiện.
Trả lờiXóaNhiều tổ chức lợi dụng thời điểm này để đưa tin thất thiệt làm hoang mang dư luận của người dân đang chống dịch, mục đích của chúng không gì ngoài việc phá hoại cuộc chiến chống dịch và thu lợi ích cá nhân về cho bản thân, trong khi miệng chúng lúc nào cũng vì người dân này nọ
XóaBiện pháp chống dịch không sia mà sai ở cái ý thức con người ấy. Dù đã nổ lực nhưng vẫn không thể 100% là đảm bảo không có một sự trót lọt nào ở đây thế nên vẫn có người làm sai thì vẫn mang trên mình cái nguy cơ gây bênh, có vậy thôi
Trả lờiXóaThực tế này cũng đồng thời vạch trần việc một số tổ chức, cá nhân rêu rao Việt Nam đang sai lầm trong chiến lược dẫn tới các ca nhiễm bùng phát không kiểm soát hay thực hiện các biện pháp chống dịch gây mất dân chủ, mất nhân quyền, người dân không được tự do đi lại, là những giọng điệu xuyên tạc, lạc lõng, phiến diện
Trả lờiXóatrái với luận điệu xuyên tạc của các tổ chức, Chính phủ và chính quyền các địa phương đều lựa chọn cách thức mềm dẻo và linh hoạt. Mục tiêu được xác định rất cụ thể: “vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới”, phương châm hành động cũng được định sẵn: “5K+ vaccine”, toàn dân cùng tham gia với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Trả lờiXóaluận điệu quen thuộc của giới rận chủ là so sánh một cách thiển cận giữa cách chống dịch của các nước phát triển với Việt Nam trong khi tình hình và chính sách ứng phó của mỗi nước là khác nhau. Và đừng quên, Việt Nam đã từng được thế giới ngưỡng mộ về thành quả chống dịch.
Trả lờiXóaKhông chỉ chú trọng vào công tác phòng ngừa dịch bệnh, chữa trị cho số bệnh nhân mắc Covid - 19, mà đi cùng với các biện pháp phòng, chống dịch, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cũng đã ban hành hàng loạt chính sách trợ giúp các doanh nghiệp, người dân vượt khó do dịch Covid-19.
Trả lờiXóakhi đánh giá một sự việc cần có cái nhìn khách quan từ nhiều phía. Trong khi mọi luận điệu mà giới phản động, rận chủ đưa ra hết sức phiến diện, thiếu khách quan nhằm chống phá công tác phòng, chống dịch của ta và phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.
Trả lờiXóa