Đắc Chí
Trước chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ
Kamala Harris, một số cá nhân thiếu thiện chí dưới cái mác dân biểu Mỹ đã lên kế
hoạch gây cản trở bằng những hành động tiêu cực. Như thường lệ, trong “kế hoạch”
chống phá này có nội dung đã được nhào nặn mang tính thường niên: lên án Việt
Nam vi phạm nhân quyền, không bảo đảm tự do tôn giáo, tự do báo chí, lập hội… Họ
muốn tác động, gây sức ép để chính quyền Mỹ tăng áp lực và các biện pháp trừng
phạt dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền; các chính khách có "thâm niên" chống Việt Nam hy vọng đây là rào cản
ngăn trở quan hệ hai nước, ngăn trở thành công của chuyến thăm người đứng phó
cho Tổng thống Biden.
Theo RFA loan tin, hôm 4/8/2021, qua thư gửi tới Bộ Ngoại
Giao Mỹ, Thượng Nghị sĩ John Cornyn yêu cầu Ngoại trưởng Anthony Blinken nên có
hành động nêu rõ với Hà Nội về những vấn đề được cho là “vi phạm nhân quyền” như
chà đạp quyền con người, tước đoạt tài sản, phân biệt đối xử tôn giáo và tín
ngưỡng.
Nói với RFA, Thượng Nghị sĩ John Cornyn cho rằng “Việt Nam
có chiến lược hiệu quả trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, sẵn sàng hợp tác về
mặt an ninh trong khu vực, nhưng lại tiếp tục giữ thành tích xấu về nhân quyền,
tôn giáo và tài sản của công dân trong
nước”. Thượng Nghị sĩ John Cornyn lập luận vô căn cứ rằng những hóa giải về mặt
nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam “không tương thích” với đà phát triển mối
tương quan kinh tế cũng như đối tác an ninh, theo đó cải thiện nhân quyền phải
là bước quan trọng tiếp theo trong sự phát triển quan hệ Mỹ- Việt những ngày tới.
Trong khi đó, vào hôm 6/8/2021, văn phòng Dân biểu Ro
Khanna cũng đã phổ biến cho báo chí thư ông gửi lên Phó tổng thống Kamala
Harris, với thông điệp rằng: “Trong chuyến
công du sắp đến của bà với tư cách là Phó tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên viếng thăm
Việt Nam, tôi trân trọng thỉnh cầu bà nêu lên những vi phạm nhân quyền trầm trọng
của chính phủ Việt Nam trong các cuộc trao đổi cùng giới chức cao cấp Việt Nam.
Ủng hộ nhân quyền phải là ưu tiên hàng đầu
của hành pháp Mỹ trong hợp tác chiến lược và toàn diện giữa hai quốc gia”.
Nói với RFA, Dân biểu Ro Khanna lớn tiếng cho rằng “Không
thể bỏ lơ nhân quyền và cho phép Việt Nam bước vào thị trường Mỹ; nếu Việt Nam
muốn vào thị trường Mỹ thì điều kiện tiên quyết là phải trả tự do cho các tù
nhân chính trị”. Đáng chú ý, trong thư gửi cho nữ Phó tổng thống hôm 6/8, Dân biểu
Ro Kanna còn viện dẫn báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nhân quyền năm
2020-2021, nêu rõ những “vi phạm” được cho là
“liên tục và có hệ thống của chính quyền Việt Nam, từ những việc hạn chế
quyền tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do lập hội cho đến những
vụ bắt bớ, tra tấn và xét xử bất công tại toà”.
Có thể nói, hoạt động chống phá của một số dân biểu Mỹ thiện
chí trước, trong, sau các hoạt động ngoại giao cấp cao của Việt Nam với các nước
trên thế giới không phải là hình thức, biện pháp mới, thực chất đã trở nên vô
duyên, nhàm chán và lạc lõng trước thực tế diễn ra.
Thực tế tình hình nhân quyền tại Việt Nam có như vậy không?
Chỉ xin điểm một vài lát cắt nhỏ thôi, cũng đã thấy rõ đó là sự bóp méo, thổi
phồng, vu khống của các nghĩ sĩ và dân biểu Mỹ. Hiếm có đất nước nào người dân
lại được tự do ngôn luận, tự do Internet, tự do lập hội, tự do bày tỏ, tôn thờ
tín ngưỡng tôn giáo đến thế.
Điều đáng nói, trong suốt nhiều năm qua, vị thế của Việt
Nam trên bản đồ chính trị thế giới ngày càng được gia cố, tăng cường, với nhiều
cương vị, trọng trách nắm giữ, nhiều hành động thiết thực, hiệu quả không chỉ
cho bản thân đất nước mà còn có tầm ảnh hưởng nhất định đến khu vực và thế giới.
Đặc biệt, kinh tế - xã hội có những bước phát triển mạnh mẽ,
đời sống người dân không ngừng được nâng cao, bảo đảm; các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ, điển hình là xóa đói, giảm nghèo được hoàn thành sớm, đầy nhân
văn khiến bạn bè thế giới thán phục.
Một minh chứng sinh động là, gần đây, trong khi cả thế giới
quay cuồng đối phó với đại dịch Covid-19, kinh tế suy thoái thì Việt Nam vừa thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ “kép”, với lập trường kiên định "không một ai bị bỏ lại phía sau".
Rõ ràng, thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam,
trong đó có việc bảo đảm tự do dân chủ nhân quyền là sự thật không ai có thể phủ
nhận, được dư luận quốc tế đánh giá cao. Trong khi đó, kể từ ngày bình thường
hóa quan hệ, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã có các bước phát triển theo chiều
hướng tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Cùng với việc Việt
Nam chủ trương phát triển quan hệ với tất cả các nước, trong đó có Mỹ, trên cơ
sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc,
thì Chính phủ Mỹ cũng luôn nhấn mạnh chính sách tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, con đường phát triển của Việt Nam. Theo thông cáo báo chí của cơ quan ngoại giao hai nước thì chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới đây
tiếp tục được thực hiện trên tinh thần mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam -
Mỹ tiếp tục phát triển thực chất trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp vào hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, nếu thực sự quan tâm đến Việt Nam, Thượng
Nghị sĩ John Cornyn và Dân biểu Ro Khanna cần góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ
giữa Việt Nam và Mỹ để mang lại lợi ích ngày càng tốt đẹp hơn giữa hai đất nước,
hai dân tộc cũng như toàn thế giới. Và đã đến lúc, Thượng Nghị sĩ John Cornyn và
Dân biểu Ro Khanna cần xem xét lại hành xử của mình trong suốt thời gian qua để
hướng tới những điều tốt đẹp hơn mà trước hết cần tỉnh táo, khách quan, loại bỏ
những định kiến, cái nhìn thiếu thiện chí, lỗi thời về Việt Nam./.
Việc Việt Nam hợp tác với Mỹ hay không thiết nghĩ là chuyện cá nhân của Việt Nam và Mỹ, không mượn những người ngay cả quê hương cũng không có lên tiếng. Suốt bao năm qua Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã giành độc lập, ngày càng phát triển, ngày càng nâng cao vị trí của mình trên trường quốc tế, Bọn 3 que 3 sọc thì biết gì mà phán xét, mà xuyên tạc
Trả lờiXóaTrong bối cảnh đó, nếu thực sự quan tâm đến Việt Nam, Thượng Nghị sĩ John Cornyn và Dân biểu Ro Khanna cần góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ để mang lại lợi ích ngày càng tốt đẹp hơn giữa hai đất nước, hai dân tộc cũng như toàn thế giới
Trả lờiXóaHọ chỉ quan tâm đến việc của họ thôi bạn à, chứ nước chúng ta có phát triển hay không thì chắc họ cũng mặc kệ, kiến nghị bà kamala nhưng thực chất là muốn mượn bàn tay của bà để thay chúng thực hiện ý đồ xấu, các dân biểu này chống có tiêng rồi chứ đâu phải bây giờ mới bộc lộ
Xóahoạt động chống phá của một số dân biểu Mỹ thiện chí trước, trong, sau các hoạt động ngoại giao cấp cao của Việt Nam với các nước trên thế giới không phải là hình thức, biện pháp mới, thực chất đã trở nên vô duyên, nhàm chán và lạc lõng trước thực tế diễn ra.
Trả lờiXóaChúng muốn mượn bàn tay của bà kamala để thực hiện ý đồ dân chủ nhân quyền mà lâu nay vẫn thay nhau ý kiến đối với Việt Nam, nhưng bà phó tổng thống thừa đủ thông minh để hiểu và đương nhiên sẽ chẳng nhúng tay vào làm gì vì đội ngũ rận ở Việt Nam đã quá yếu kém rồi
XóaRõ ràng, thành tựu phát triển về mọi mặt của Việt Nam, trong đó có việc bảo đảm tự do dân chủ nhân quyền là sự thật không ai có thể phủ nhận, được dư luận quốc tế đánh giá cao
Trả lờiXóaCùng với việc Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ với tất cả các nước, trong đó có Mỹ, trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, thì Chính phủ Mỹ cũng luôn nhấn mạnh chính sách tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, con đường phát triển của Việt Nam.
Trả lờiXóa