Những ngày qua, cùng với việc báo giới đưa tin khá đậm nét về những sự kiện, vấn đề xảy đến với đời sống dân sinh vùng dịch tại Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam như tình trạng người dân tự phát di chuyển về quê do lo sợ thiếu đói, nhiễm bệnh sau khi Tp Hồ Chí Minh tiếp tục giãn cách xã hội thêm 1 tháng; tình trạng ùn ứ của các phương tiện chở hàng hoá do áp dụng các giải pháp cứng rắn (dùng khối bêtông chắn ngang quốc lộ 1A để phòng dịch) trong phòng chống dịch... Có không ít kẻ đã lấy đó để công kích, xét lại phương cách phòng chống dịch của nhà nước, chính quyền địa phương, trong đó có quan điểm chống dịch như chống giặc.
Theo đó, cho rằng chính việc xem dịch bệnh như một thứ giặc ngoại xâm nên giới chức nhà nước đã áp dụng những biện pháp có phần cực đoan, thiếu quan tâm tới đời sống dân sinh, nhất là tình trạng đói, khát của người dân; nhu cầu được về quê của người dân và cả vô vàn những vấn đề khác.
Cũng từ cách đặt vấn đề đó, những cá nhân này bỉ bôi và yêu cầu thay đổi quan điểm, phương cách chống dịch và không quên xô đổ mọi kết quả, thành tựu chúng ta đạt được trong quá trình phòng chống dịch bệnh suốt thời gian qua.
Điển hình cho điều này là sự lên tiếng của Linh mục DCCT Thái Hà Nguyễn Văn Toản trong một stt ngắn mới đây trên Fb cá nhân. Cụ thể ông ta đã cho rằng câu chuyện “Dùng bêtông chắn quốc lộ 1, cửa ngõ TP HCM kẹt xe 4 km” được phản ánh trong bài báo cùng tên, trên VNEXPRESS.NET là hệ quả của việc "“CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC NÊN VẬY”.
Phương châm "chống dịch như chống giặc" và stt bỉ bôi của Linh mục DCCT Thái Hà Nguyễn Văn Toản *(Nguồn: fb).
Xung quanh vấn đề này cần thấy rằng: Việc đề ra quan điểm, phương châm chống dịch là hết sức quan trọng, bởi nó quy định và quyết định cách thức, quy trình phòng chống dịch tại nơi đó, khu vực đó. Cho nên, quan điểm, phương châm dù khi nghe qua có hơi trìu tượng, chung chung nhưng nó nói lên hơi thở và phương cách thực hiện. Và một khi có ý kiến xét lại, phủ nhận, đòi xoá bỏ về mặt quan điểm, phương châm thực hiện thì vấn đề đã hết sức nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong vấn đề phòng chống dịch thì xem chừng những ý kiến được nêu trên nặng về mặt chủ quan và thiếu thiện chí, thậm chí nêu ra để công kích, để hạ bệ chứ không nhằm mục đích xây dựng.
Như chúng ta biết, từ rất sớm, ngay sau khi phát hiện những ca bệnh covid19 đầu tiên, Chính phủ, Bộ Y tế sau những cuộc họp được cho là hết sức nhanh chóng, nghiêm túc và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng đã đi tới định hình quan điểm, phương châm và những cách thức trong phòng chống dịch. Trong đó, phương châm "chống dịch như chống giặc" được đình hình từ đầu và đây cũng là trụ cột để chính quyền, ngành Y tế, các cơ quan hữu quan triển khai công tác phòng chống dịch.
Và trên thực tế, do xem dịch bệnh như giặc nên tất cả các mặt công tác từ phòng ngừa đến ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch được tiến hành hết sức khẩn trương, quyết liệt; lực lượng phòng chống dịch cũng được huy động tối đa thay vì xem đó là việc riêng của ngành Y tế. Do đó, hiệu quả có được cũng hết sức lớn, trong đó phải kể đến VN từng được xem là mẫu hình chống dịch của thế giới. Trong 3 đợt dịch trước, trong khi thế giới chịu những tổn thất nặng nề, lớn chưa từng có thì Vn vẫn đứng vững và tạo nên những dấu ấn hết sức to lớn.
Trong đợt dịch thứ 4 này, đồng ý với phương châm "chống dịch như chống giặc" và quan điểm siết chặt các biện pháp để sớm ổn định dịch nên ít nhiều đã nảy sinh những hạn chế, yếu điểm nhất định. Song, nên chăng thay vì xem đó là lực cản chủ yếu, là vấn đề cốt tử thì nên quan niệm đó là những điều tất yếu xảy đến trong bối cảnh chống dịch mới, khi mà các biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh chóng liên tục xuất hiện và xuất hiện các khó khăn mới, nhất là nguồn lực chống dịch, khả năng đương đầu với thực tế bùng phát dịch.
Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước và để chống dịch, Chính phủ, Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ, cùng lúc nhiều biện pháp công tác. Đó không chỉ là việc thiết lập các vùng an toàn, khoanh vùng dập dịch... mà còn đẩy mạnh việc tiêm chủng để sớm ổn định tình hình dịch bệnh. Nói như thế để thấy rằng, việc siết chặt dịch cũng nhằm mục tiêu sớm bình ổn dịch và song song với đó Chính phủ, Bộ Y tế vẫn còn nhiều biện pháp khả dĩ, tích cực khác.
Kiên định phương châm "chống dịch như chống giặc" lúc này đồng nghĩa với việc chúng ta không đầu hàng, gục ngã hay lơ là trước dịch bệnh. Khó khăn hiện tại chỉ là vấn đề do khách quan, diễn biến dịch mang lại, tin tưởng rằng, với việc thực thi đầy đủ, trọn vẹn tinh thần "chống dịch như chống giặc" và đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, dịch bệnh covid19 tại VN sẽ sớm được kiểm soát và có những tín hiệu khả dĩ, tích cực nhất. Khi đó cũng là câu trả lời trọn vẹn, sau cùng cho tính đúng đắn từ phương châm chống dịch được đề ra.
An Chiến
Kiên định tinh thần “chống dịch như chống giặc”, lấy người dân là trung tâm, chủ thể trong phòng, chống dịch, huy động cả hệ thống chính trị, toàn dân tập trung thực hiện một cách tổng thể, toàn diện, mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả. Kể từ khi xảy ra đại dịch, từ Trung ương đến địa phương, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung lãnh đạo, tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần quyết liệt, thần tốc “chống dịch như chống giặc”, bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng người dân, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của toàn dân dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát, đẩy lùi. Khi xem dịch bệnh như giặc thì tất cả các mặt công tác từ phòng ngừa đến ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch mới được tiến hành hết sức khẩn trương, quyết liệt, lực lượng phòng chống dịch cũng được huy động tối đa thay vì xem đó là việc riêng của ngành Y tế. Do đó, hiệu quả có được cũng hết sức lớn, trong đó phải kể đến Việt Nam từng được xem là mẫu hình chống dịch của thế giới. Không thể nào phủ nhận được tính hiệu quả của phương châm “chống dịch như chống giặc” được, nếu làm tốt các biện pháp và thực hiện trên tinh thần chống dịch như chống giặc Việt Nam chắc chắn sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh và đó là câu trả lời thích đáng nhất về tính hiệu quả của phương châm này.
Trả lờiXóaPhương châm chống dịch như chống giặc, lấy người dân làm trung tâm, tập trung chống dịch một cách toàn diện, triệt để là cốt lõi của công cuộc chống dịch hiện nay. Nó đã thể hiện nhiều ưu điểm, tiến bộ và hiệu quả, được mọi người tin tưởng và làm theo. Tin tưởng với phương châm này cùng sự nâng cao ý thức của mọi người thì nước ta sẽ sớm vượt qua đại dịch
Trả lờiXóaNếu như không thẻ hiện rõ quan điểm "chống dịch như chống giặc" thì liệu mọi người có hiệu được sự nguy hiểm của loại dịch bệnh này hay không? Nếu như là giặc ngoại xâm thì đấy còn là những con người bằng da bằng thịt, ít nhất ta cũng nhìn thấy và cảnh giác được chứ chẳng phải là cứ thầm lặng rồi giết dần giết mòn nếu như con người ta mất cảnh giác như thế này đâu
Trả lờiXóaMà cái phương châm này mấu chốt là lấy người dân làm trung tâm, thế mà mấy phần tử chống nhà nước cứ thắc mắc. Tất cả mọi chủ trương chính sách thực hiện đều vì quyền lợi của nhân dân cả, đều vì là hướng đến lợi ích của người dân, vì sức khỏe tính mạng của người dân hết
XóaCá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này. Nó như một lời nhắc nhở để chúng ta không một ai có quyền lơ là mất cảnh giác trước những vấn đề có liên quan đến dịch dù lớn hay nhỏ. Thực chất dịch bệnh cũng giống như một loại giặc, nó vừa tàn phá sức khỏe thậm chí tính mạng con người, vừa gián tiếp phá hoại các mặt kinh tế, xã hội, ...
Trả lờiXóaKhông đơn giản là một phương châm đơn thuần, nó như một lời cảnh tỉnh cho mấy anh mấy chị vẫn còn đang chần chừ mà suy nghĩ đặt nhẹ cái sự nguy hiểm có thể gây ra bởi đại dịch lần này. làm ơn hãy có ý thức một chút để bảo vệ bản thân mình cũng như bảo vệ xã hội đi ạ, có như vậy thì dịch bệnh mới nhanh chóng đươc dập
Trả lờiXóaTôi luôn tin tưởng rằng kiên định phương châm "chống dịch như chống giặc" lúc này đồng nghĩa với việc chúng ta không đầu hàng, gục ngã hay lơ là trước dịch bệnh. Chỉ có tập trung không lơ là thì mới có thể dập tắt được đại dịch này mà thôi, bên cạnh đó cũng là sự tự nâng cao ý thức của mỗi cá nhân và tinh thần đoàn kết cộng đồng nữa
Trả lờiXóaNó cũng cho thấy sự chủ động trước dịch bệnh để từ đó có các biện pháp kịp thời đế dập dịch, cũng như chỉ yên tâm khi dẹp yên được hoàn toàn dịch bệnh, bên cạnh đo việc đưa ra một quan điểm khẩn trương, căng thẳng như thế này để người họ cũng ý thức được tình hình mà cùng thực hiện phòng chống dịch
XóaRảnh rỗi lại đi tranh cãi cái vấn đề phương châm. Mà có nói quá tí nào đâu? Nhìn xem thành phố HCM chỉ trong một thời gian ngắn mọi người chủ quan rồi hậu quả nó kéo đến giờ vẫn chưa khắc phục được đây này. Cẩn thận một tí thì chết ai? Kể cả sau này có bình thường cuộc sống khôi phục kinh tế sản xuất thì vẫn yêu cầu là phải cẩn thận và bỏ ngay cái thói chủ quan nhé
Trả lờiXóaĐọc comment của bác thấy hay quá phải trả lời luôn. Hoan hô cho bác luôn ạ, ý kiến quá thăng thắn. DỊch bệnh không lo nâng cao ý thức lại đo soi mói cái ngôn từ trong phương châm vì sợ là nghe thế nó "nguy hiểm" =))) Mà dịch nó nguy thật chứ có đùa đâu bác nhỉ
XóaDo xem dịch bệnh như giặc nên tất cả các mặt công tác từ phòng ngừa đến ngăn chặn, khoanh vùng, dập dịch được tiến hành hết sức khẩn trương, quyết liệt; lực lượng phòng chống dịch cũng được huy động tối đa thay vì xem đó là việc riêng của ngành Y tế
Trả lờiXóa