THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

19 tháng 8 2021

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN BÓP MÉO SỰ THẬT CÔNG TÁC HỖ TRỢ CHỐNG DỊCH COVID-19

by Đắc Chí  |  at  19.8.21

Đắc Chí

Hiện nay nước ta đang hứng chịu đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, đặc biệt, với sự xuất hiện của biến chủng virus mới Delta vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chưa từng có, khiến cho dịch bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, tại Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh sự nỗ lực đó thì các tổ chức, cá nhân chống phá cùng các cơ quan truyền thống nước ngoài thiếu thiện chí lại lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh “té nước theo mưa”, tung tin giả, bịa đặt, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh và công tác chống dịch của nước ta, trong đó có công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do dịch gây ra nhằm mưu đồ phủ nhận những nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị đang từng phút, từng giờ quyết liệt phòng, chống dịch, bảo đảm cuộc sống và sự an toàn của nhân dân.

Vừa qua, RFA đã đăng tải 02 bài viết với tiêu đề “Ai ở đâu thì ớ đó” - dân sống làm sao” và “Trách nhiệm Nhà nước ở đâu khi kêu gọi “lấy sức dân chăm lo cho dân?” với những nội dung tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật. Nhà đài có “thâm niên” chống Việt Nam này đã vin vào những khó khăn, bất cập trong thực hiện việc hỗ trợ do dịch gây ra ở một số địa phương hay khu cách ly để quy kết rằng “chính quyền chậm trễ, yếu kém trong điều hành, xử lý dịch bệnh”; “Nhà nước thực hiện phong tỏa kéo dài làm đời sống của người dân kiệt quệ”; Nhà nước nói hỗ trợ, dân nói không nhận được”; hay như trắng trợt vu cáo rằng việc phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” trong việc phòng, chống dịch COVID-19 là “một hành vi vô liêm sỉ và bỉ ổi như thế mà được phát động ngay lúc này, nó vừa lưu manh và trái cả luân lý… Dân giờ trắng tay, doanh nghiệp đóng cửa và cả lúc này họ phải trả lãi ngân hàng trối chết, cầm hết sổ đỏ để trả nợ, người có dư một chút cũng để dành vì hoàn cảnh phong toả không có dấu hiệu dừng”…

Một bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Thực tế từ khi dịch bùng phát cho đến nay, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo; nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả trong triển khai tổ chức thực hiện công tác phòng chống cũng như hỗ trợ khắc phục hậu quả do ảnh hưởng dịch COVID-19 gây ra.

Đặc biệt, trước những diễn biến hết sức phức tạp của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống, bên cạnh những chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã được ban hành, triển khai thực hiện trước đó, ngày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Khoản trợ cấp 26.000 tỷ được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiến độ giải ngân gói 26.000 tỷ đang cao gấp ba lần so với gói 62.000 tỷ năm ngoái, cùng thời điểm tháng đầu tiên sau khi ban hành.

Điển hình như tại Hà Nội, thực hiện gói 26.000 tỷ đồng, địa phương này đã duyệt chi kinh phí hỗ trợ hơn 152 tỷ đồng, chi trả trên 143 tỷ đồng, thống kê đến ngày 12/8. Nhóm chính sách về bảo hiểm xã hội đã hỗ trợ cho hơn 1,47 triệu lao động với số tiền trên 121 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngoài gói chung, Hà Nội dành 345 tỷ đồng hỗ trợ cho 324.000 người thuộc 10 nhóm đặc thù. Cụ thể hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng, lao động làm việc tại cơ sở giáo dục dân lập... Các nhóm này thường có sẵn danh sách, dễ thống kê. Mức hỗ trợ tùy từng nhóm, từ một đến ba triệu đồng. Thành phố cũng tính phương án giảm 15% tiền nước trong bốn tháng cuối năm 2021 cho người dân. Ngoài ra, các quận huyện có trách nhiệm hỗ trợ nơi ở tạm thời cho lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú.

Trong khi đó, tại Tp. Hồ Chí Minh đang là “điểm nóng” về dịch bệnh, hai tháng qua địa phương này đã đưa ra hai gói hỗ trợ tổng cộng gần 1.800 tỷ đồng, ngoài thực hiện gói chung của Chính phủ. Gói thứ nhất 886 tỷ đồng triển khai từ cuối tháng 6 đã giải ngân gần xong. Gói thứ hai hơn 900 tỷ đồng được thông qua đầu tháng 8. Ngoài những gói hỗ trợ này, Thành phố đã kiến nghị trung ương hỗ trợ gần 28.000 tỷ và 142.000 tấn gạo để chi khẩn cấp cho 4,7 triệu người khó khăn do đại dịch. Nếu được thông qua, 1,5 triệu hộ lao động nghèo sẽ nhận được tiền ăn 50.000 đồng một ngày; 1,5 triệu đồng tiền phòng trọ và 15 kg gạo mỗi người.

Có thể nói, những chính sách hỗ trợ trên không chỉ bám sát thực tiễn, thể hiện tính nhân văn trong chính sách của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính quyền các cấp, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch, mà còn tạo động lực to lớn để mỗi người dân vượt qua khó khăn, hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn. Mặc dù quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ còn tồn tại những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhưng cần nhìn nhận rằng đây là những hoạt động chưa có tiền lệ, đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả khách quan và chủ quan nên những hạn chế, bất cập khi triển khai áp dụng vào thực tế là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng khi được phát hiện các cơ quan chức năng đã, đang có những chỉ đạo xử lý, tháo gỡ kịp thời nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất. Và chính những việc làm cụ thể đó là minh chứng sinh động, vạch trần những thủ đoạn bóp méo sự thật công tác hỗ trợ chống dịch COVID-19./.

24 nhận xét:

  1. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, các biến chủng mới như Delta hoặc những biến chủng khác có khả năng tiếp tục xuất hiện và lây lan trên toàn cầu, số lượng người mắc bệnh, tử vong tăng nhanh, nguồn cung ứng vắc xin trên toàn thế giới còn hạn chế, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, là những thách thức rất lớn đối với nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tác động rất tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đề ra những giải pháp kịp thời, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn tình hình dịch bệnh, không để ai bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, việc RFA cùng một số trang bài phản động tung tin sai sự thật, xuyên tạc về công tác chống dịch ở VN cần phải nhận diện một cách sáng suốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực tế từ khi dịch bùng phát cho đến nay, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo; nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả trong triển khai tổ chức thực hiện công tác phòng chống cũng như hỗ trợ khắc phục hậu quả do ảnh hưởng dịch COVID-19 gây ra.

      Xóa
  2. Trong bối cảnh dịch bùng phát mạnh mẽ như hiện nay, nếu không thực hiện giãn cách xã hội, kiên quyết chống lây lan chủng mới covid thì hậu quả khó lường. Lúc đó không chỉ người dân không làm ăn gì được mà còn nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, đe dọa đến an nguy của cả đất nước. RFA chỉ biết mở mồm ra nói mà như kẻ mất não chẳng chịu suy nghĩ gì ấy

    Trả lờiXóa
  3. Thử hỏi khi viết những bài viết đăng đàn để xuyên tạc chống phá, thông tin sai sự thật không có căn cứ chứng thực thì cái đám ăn không ngồi rồi, anh hùng bàn phím này đã làm được gì cho đất nước trong tình hình dịch bệnh này hay chưa, hay chỉ là những hành vi tỏ ra mình là anh hùng, hùng hồ ra chửi bới lại lực lượng làm nhiệm vụ chốt dịch, hay chỉ biết lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh “té nước theo mưa”, tung tin giả, bịa đặt, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh và công tác chống dịch của nước ta, trong đó có công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do dịch gây ra nhằm mưu đồ phủ nhận những nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị đang từng phút, từng giờ quyết liệt phòng, chống dịch, bảo đảm cuộc sống và sự an toàn của nhân dân. Xin thưa rằng, từ khi dịch bùng phát cho đến nay, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo, nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả trong triển khai tổ chức thực hiện công tác phòng chống cũng như hỗ trợ khắc phục hậu quả do ảnh hưởng dịch COVID-19 gây ra, người dân thì tin tưởng động lòng chung sức cùng Đảng và Nhà nước quyết tâm chiến thắng đại dịch.

    Trả lờiXóa
  4. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

    Trả lờiXóa
  5. từ nhiều tháng nay, đội ngũ y bác sĩ, lực lượng vũ trang, cán bộ công chức ở cơ sở… đã ngày đêm xông pha với cuộc chiến chống dịch, người ở tuyến đầu, người ở hậu phương, mỗi người đóng một vai trò riêng để chăm sóc bệnh nhân, giúp đỡ người đang bị cách ly, phong tỏa, chăm lo người bị ảnh hưởng bởi dịch. Những người trực tiếp làm việc ở bệnh viện hay đóng ở chốt gác dường như dễ thấy nhưng còn nhiều người đang làm việc một cách âm thầm mà không kém phần ý nghĩa. Vậy có phải Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên không làm gì giúp dân vượt qua dịch bệnh?

    Trả lờiXóa
  6. Bất cứ hoạt động hay phong trào nào muốn thành công cần phải có sự chung tay, góp sức, đồng lòng của toàn thể người dân và cả hệ thống chính trị. Cuộc chiến chống Covid-19 này cũng không ngoại lệ. Thời gian qua, người dân đã cùng hệ thống chính trị làm được rất nhiều việc, bây giờ sẽ tiếp tục phát huy điều đó để tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần cùng chiến thắng dịch bệnh, đem lại sự bình yên cho nhân dân.

    Trả lờiXóa
  7. phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” thể hiện một quan điểm tích cực, đúng đắn và phù hợp với thực tế về tinh thần tương thân tương ái của nhân dân ta nói chung và sự sẻ chia của người dân Thành phố nói riêng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

    Trả lờiXóa
  8. Đó là những ý kiến lệch lạc, phiến diện và mang nặng thành kiến, nhưng có thể ít nhiều dẫn dắt suy nghĩ của một số người nhẹ dạ để đi đến nhận thức sai trái về vai trò và nỗ lực của chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những quan điểm méo mó, sai lệch này tuy được nhận diện và nhiều cá nhân bài trừ nhưng ít nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng đến một bộ phận người, vậy nên cơ quan chúc năng cũng cần vào cuộc sớm, dẹp bỏ nhưng trang thông tin xấu, xử lý nghiêm cá nhân vi phạm, yêu cầu công khai đăng đính chính để đảm bảo sự thật

      Xóa
  9. “lấy sức dân chăm lo cho dân” không có nghĩa là bỏ qua hoặc xem nhẹ vai trò tổ chức, định hướng, chăm lo cho nhân dân của chính quyền các cấp mà chính là đề cao vai trò đồng hành của tất cả người dân, doanh nghiệp, tổ chức… trong công tác này, càng không phải là sự “trút gánh” của hệ thống chính trị mà giao lại cho người dân tự quan tâm, giúp đỡ cho nhau.

    Trả lờiXóa
  10. Trước giờ có nhiều hoạt động, nhiều phong trào đã thể hiện rõ tinh thần chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm của người dân với nhau. Trong đó, phong trào “xóa đói giảm nghèo” trước đây, rồi “giảm hộ nghèo tăng hộ khá”, bây giờ là “giảm nghèo bền vững” đều có sự chung sức của cả hệ thống chính trị, đồng thời phát huy được sức dân để chăm lo cho dân. Chính người dân trong cộng đồng với nhau nên thường hiểu rõ hoàn cảnh của nhau, từ đó có các biện pháp chia sẻ, giúp đỡ kịp thời, phù hợp và thiết thực.

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  12. “lấy sức dân chăm lo cho dân" là sự tiếp nối truyền thống quý báu trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Trên thực tế, trong các đợt dịch vừa qua, sự đồng hành của các tổ chức và người dân với chính quyền trong việc chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh, như người bị mất thu nhập, người trong khu cách ly, khu phong tỏa, người nhiễm bệnh và gia đình…, mang tính nhân văn sâu sắc

    Trả lờiXóa
  13. Việc phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” không có nghĩa là chính quyền nói riêng và hệ thống chính trị nói chung đứng bên ngoài việc hỗ trợ mà đó là tiếp tục phát huy sự đồng hành của các tầng lớp xã hội cùng chăm lo cho những người bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

    Trả lờiXóa
  14. Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị của Đảng, chính quyền và các đoàn thể đều đã nỗ lực đóng góp sức người sức của để cùng hỗ trợ cho người dân. Chẳng hạn, cán bộ công chức, viên chức đã đóng góp quỹ vaccine ngừa Covid-19, đã trực tiếp tình nguyện tham gia các công tác chăm lo cho người dân từ cấp thành phố đến cơ sở; mới đây nhiều tổ chức đảng đã vận động đóng góp kinh phí và quà để tặng người dân gặp khó khăn do dịch bệnh. Thành phố cũng đã có chủ trương giảm 50% thu nhập tăng thêm để ủng hộ người dân (năm 2020 cũng đã thực hiện biện pháp này).

    Trả lờiXóa
  15. chưa bao giờ chính quyền đưa ra những giải pháp để bóp nghẹt nhân dân cả. Mọi chính sách đều phục vụ cho quyền lợi chung của mọi người. Chúng ta ở nhà để không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, cũng chính là để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Những bài viết có tính chất phản động, xuyên tạc cần phải bị lên án nghiêm khắc.

    Trả lờiXóa
  16. Với sự xuất hiện của biến chủng virus mới Delta vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chưa từng có, khiến cho dịch bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì thế mà phải tập trung mà dập dịch

    Trả lờiXóa
  17. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội

    Trả lờiXóa
  18. RFA đã đăng tải các bài viết với tiêu đề có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật, vin vào những khó khăn, bất cập trong thực hiện việc hỗ trợ do dịch gây ra ở một số địa phương hay khu cách ly để quy kết rằng “chính quyền chậm trễ, yếu kém

    Trả lờiXóa
  19. Từ khi dịch bùng phát cho đến nay, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo; nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả trong triển khai tổ chức thực hiện công tác phòng chống. Có thấy mặt bọn này đâu

    Trả lờiXóa
  20. Những chính sách hỗ trợ trên không chỉ bám sát thực tiễn, thể hiện tính nhân văn trong chính sách của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính quyền các cấp, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch. Đố tên RFA nào nhảy vào giúp đấy

    Trả lờiXóa
  21. Điều quan trọng khi được phát hiện các cơ quan chức năng đã, đang có những chỉ đạo xử lý, tháo gỡ kịp thời nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất. Và còn xử lí những kẻ phá hoại nữa

    Trả lờiXóa
  22. Những chính sách hỗ trợ trên không chỉ bám sát thực tiễn, thể hiện tính nhân văn trong chính sách của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính quyền các cấp, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch, mà còn tạo động lực to lớn để mỗi người dân vượt qua khó khăn, hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.