Một tuần công tác với lịch trình dày đặc, từ Cuba đến Liên Hợp Quốc, chuyến công du của Chủ tịch nước được đánh giá là lịch sử trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nâng tầm đối ngoại đa phương, khẳng định vị thế của Việt Nam.
Chuyến thăm chính thức
Cuba thể hiện chủ trương thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các đối tác ưu tiên,
các nước bạn bè truyền thống. Là dịp để Việt Nam khẳng định tình đoàn kết, sự ủng
hộ mạnh mẽ đối với Cuba trong giai đoạn nhiều thách thức; thể hiện rõ bản sắc
ngoại giao chân tình, thủy chung của Việt Nam với các nước bạn bè, anh em.
Việc tham dự phiên
thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76 và trao đổi với
các lãnh đạo cao nhất của Liên Hợp Quốc là dịp để Việt Nam gửi đi thông điệp mạnh
mẽ với cộng đồng quốc tế về nước tự cường, có khát vọng và tầm nhìn phát triển,
có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở, đã, đang và tiếp tục đóng
góp tích cực, có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam và Cuba trung thành với 'di sản
trường tồn'
Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Cuba kể từ khi xảy ra đại
dịch. Trong 2 ngày công tác, Chủ tịch nước đã hội đàm với lãnh đạo cấp cao của
Cuba và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam.
Một “nhân chứng” cho
mối quan hệ bền bỉ, gắn bó của Việt Nam - Cuba là nữ nhà báo Marta Rojas (hơn
90 tuổi), từng công tác tại báo Periodico Granma, bà cũng là nữ nhà báo nước
ngoài cuối cùng phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc trả lời phỏng vấn
riêng với VietNamNet, bà Marta Rojas khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân
dân hai nước đã được anh hùng dân tộc Cuba José Martí, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ
tịch Fidel Castro gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo Cuba, Việt Nam dày công
vun đắp đang ngày càng phát triển.
Việt Nam và Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1960. Cuba luôn đi đầu trong việc ủng hộ cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước của Việt Nam. Với tinh thần trong câu nói bất hủ của Chủ tịch Cuba Fidel Castro “vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, trong suốt 60 năm qua, hai nước luôn dành cho nhau tình cảm chân thành, trong sáng và những gì tốt đẹp, cần thiết nhất.
Mối quan hệ như những
người bạn bè, anh em, tối lửa, tắt đèn có nhau này giữa Việt Nam và Cuba đã được
kiểm chứng qua những thăng trầm của lịch sử, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ và địa
lý.
Chuyến thăm chính thức
Cuba lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa hết sức đặc biệt, là
chuyến thăm của lịch sử và nghĩa tình.
Lịch sử bởi đây là
chuyến thăm đầu tiên tới Cuba sau khi ta tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ
XIII và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên
thăm Cuba sau khi Bạn tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ VIII.
Nghĩa tình là bởi
chuyến thăm thể hiện mạnh mẽ tình đoàn kết, sự ủng hộ chặt chẽ của Việt Nam
dành cho Cuba trong bối cảnh cả hai nước đang gặp những khó khăn nhất định
trong bối cảnh đại dịch toàn cầu.
Dù cách xa nhau về địa lý, khác nhau về lịch sử, văn hóa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan hệ hai nước ngày càng gắn bó, trước sau như một.
Lễ đón chính thức Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra ngày 19/9 theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên
thủ quốc gia. Trong cuộc hội đàm sau đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt
gửi lời cảm ơn lãnh đạo cấp cao, Bộ Y tế và ngành sinh dược Cuba dù chưa hoàn
thành tiêm chủng trong nước đã chia sẻ và dành ưu tiên cao nhất để cung ứng,
chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid-19 của Cuba cho Việt Nam.
Hội kiến Thủ tướng
Cuba Manuel Marrero Cruz, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn hai nước
cùng nhau hợp tác về cung ứng, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19.
Tại trụ sở Nhà Quốc
hội Cuba, sau khi gặp mặt và nghe giới thiệu về lịch sử công trình này, Chủ tịch
nước hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernández. Ông khẳng định Việt
Nam mong muốn tiếp tục phát triển hơn nữa mối quan hệ hai nước trên tất cả lĩnh
vực đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ Fidel Castro và nhiều thế hệ hai nước
dày công xây dựng.
Việt Nam và Cuba nhất
trí mở rộng, thắt chặt và làm sâu sắc mối quan hệ anh em, đoàn kết và hợp tác
toàn diện nhằm đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì
hòa bình, ổn định và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới.
Hai bên bày tỏ tin
tưởng rằng các thế hệ tương lai của Cuba và Việt Nam sẽ trung thành với di sản
trường tồn giữa nhân dân hai nước, luôn đoàn kết và sẽ tiếp tục kề vai sát cánh
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước, vì một thế giới
công bằng hơn và bền vững.
Gặp gỡ hơn 30 nguyên thủ, lãnh đạo các nước
Việc tham dự các
phiên họp Liên Hợp Quốc của Chủ tịch nước càng thêm phần ý nghĩa vì nó diễn ra
nhân dịp kỷ niệm 44 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (20/9/1977 -
20/9/2021), qua đó đánh dấu một chặng đường dài trong đối ngoại đa phương của
Việt Nam.
Từ “cầu nối” mô tả chính xác những gì Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện trên tư cách một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cách gọi này càng trở nên quan trọng khi Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Những con số ấn tượng
được Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề cập khi trao đổi với VietNamNet ngay
trước trụ sở Liên Hợp Quốc.
Trong hơn 3 ngày ở New York, Chủ tịch nước đã gặp gỡ hơn 30 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng với khoảng 20 cuộc gặp, trao đổi với gần 50 tập đoàn hàng đầu thế giới.
Lãnh đạo các ban Đảng,
bộ, ngành Trung ương trong đoàn rất chủ động, tích cực gặp gỡ lãnh đạo đối tác
liên quan, trong đó có khoảng 20 bộ trưởng ngoại giao các nước.
Đại sứ Việt Nam tại
Mỹ Hà Kim Ngọc chia sẻ với VietNamNet, sau bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc nhiều
nước và lãnh đạo Liên Hợp Quốc đã hoan nghênh, chúc mừng Chủ tịch nước. 5
phương hướng Chủ tịch nước nêu ra thể hiện đường hướng sâu sắc toàn diện và lâu
dài.
Những kết quả gần 2 năm đảm nhận Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và chuyến công tác này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trong đó nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.
Những kết quả này để
lại nhiều bài học, kinh nghiệm, qua đó đối ngoại và ngoại giao Việt Nam ngày
càng trưởng thành, từng bước hướng tới nền ngoại giao toàn diện, hiện đại.
Nước mình càng ngày cứ gọi là mở rộng tầm quan hệ, thể hiện vai trò vị thế trên trường quốc tế ngày càng cao lên ấy, thăm một vòng các quốc gia trên thế giới mà đi đến đâu cũng nhận được những sự tiếp đón nồng hậu, những kết quả công tác đáng mơ uosc.
Trả lờiXóaChuyến công du của nguyên thủ nước ta đến các quốc gia từ nhỏ bé cho đến các cường quốc đều nhận được sự đón tiếp niềm nở và săn đón của cánh báo chí trên toàn thế giới, kết quả của họp cũng là mong đợi của cả hai bên, có như thế mới biết thế hệ lãnh đạo đảng nhà nước đã xây dựng lên một đất nước như thế nào
Trả lờiXóaThủ tướng, Chủ tịch nước mình đi ra bên ngoài cũng oách ra phết chứ nhỉ, mà đến đâu làm việc cũng đạt kết quả trên mong đợi, dàn lãnh đạo mới của đất nước ngày càng nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc, người dân trong nước nhìn thấy cũng thêm bộn phần tin tưởng mà tự hào nữa.
Trả lờiXóa