THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

14 tháng 10 2021

OSIN HUY ĐỨC LẠ LẪM VÀ BẤT NGỜ VỀ SỰ THAY ĐỔI CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ

by An Chiến  |  at  14.10.21

"Càng ngày Nguyễn Ngọc Tư càng đi rất xa. Cô đúng là một nhà văn tài năng. Chỉ là, tôi đọc truyện ngắn này hai lần để tìm Nguyễn Ngọc Tư của tôi mà không còn thấy Tư trong cánh đồng bất tận nữa". 

Osin Huy Đức (fbker Truong Huy San) đã viết tút như trên về một sự thay đổi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả của "cánh đồng bất tận" năm nào. Đó là một stt đầy ẩn ý nhưng không đến nỗi quá khó hiểu hoặc có chút gì đó chưa rõ ràng. 

Theo đó, khi đọc truyện ngắn "đợi" của nữ sỹ này đăng trên báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản VN. Tác phẩm này được nhà văn, nhà phê bình Văn học Nguyễn Quang Thiều bình như sau: "Tôi thấy không cần thiết phải truy tìm ý nghĩa hay biểu tượng nào đấy trong truyện ngắn này như những truyện ngắn khác tôi đã đọc trong nhiều năm trước. Một tác phẩm văn học cũng không bắt buộc người đọc phải làm điều đó và nhà văn cũng không phải đắm chìm trong cái gọi là ý nghĩa, biểu tượng hay tính tư tưởng vì nó đã hiện diện trong mọi chữ của tác phẩm. Cái không gian u mờ, bàng bạc, lẫn lộn, oi bức, nghẹn ứ, mông lung... lúc này bao bọc tôi và thuộc về tôi. Thời gian lúc này đã bị xóa nhòa, không xác định vì có lúc nó cũng không ý nghĩa gì nữa. Nhưng tất cả đã làm hiện lên chính xác nhất một hiện thực, một hiện thực mà bằng những cách viết khác không thể gọi tên nó dược.

Chỉ có một thứ mờ mờ, lúc gần, lúc xa như chơi trò ú tim là cái cửa. Đó là không gian duy nhất tôi thực sự muốn nhìn thấy và tìm cách đi qua nó". 

Stt của Osin Huy Đức về sự thay đổi của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (nguồn: fb). 

Ở đây, người viết không có ý đi sâu bình luận, để tìm cho kỳ được những ẩn ý, những thông điệp mà nữ nhà văn nhắc đến, nói đến trong tác phẩm của mình, bởi qua lời bình luận của nhà văn Nguyễn Quang Thiều nó đã rõ đôi phần và đó đơn giản là sự cảm nhận, một sự trải nghiệm không gian sống bằng con chữ của nữ nhà văn. Mà quan tâm hơn hết điều Osin Huy Đức nói về nữ nhà văn. 

Nếu ai đã từng đọc "Cánh đồng bất tận", chắc chắn sẽ ít nhiều biết rằng, đây chính là tác phẩm đã đánh dấu bước ngoặt trong đời viết văn của Văn sỹ này. Cũng chính từ đó người ta chú ý nhiều hơn tới Nguyễn Ngọc Tư và có được một Nguyễn Ngọc Tư chắc chắn, chững chạc và trải đời hơn với những truyện ngắn ý nhị, sâu sắc hơn như hôm nay. 

Nhấn mạnh vào điều này để thấy rằng, từ Cánh đồng bất tận và cũng bắt đầu từ đây, Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu bước vào văn trường và từ "một hiện tượng", Văn sỹ đã chứng minh thực lực và giá trị của mình và được ca ngợi. Và lẽ dĩ nhiên,  trên những bước đi đầu đời luôn có những vấp váp, có những điều còn lệch lạc. Dư luận, người yêu văn nhắc đến những hạt sạn trong "Cánh đồng bất tận" là vì thế. Chính lối viết thật đến khó tin đã khiến "Cánh đồng bất tận" sa sang những địa hạt tiêu cực, không nên hướng đến như phản ánh một chiều, khiến dư luận hiểu sai thực tế công cuộc hồi sinh, đổi mới của miền sông nước Nam Bộ sau 1975 hay vấn đề "gợi dục" trong một số đoạn được nữ nhà văn miêu tả về con người, cảnh vật Nam Bộ... 

Đồng ý văn học nghệ thuật là sự sáng tạo của con người nhưng đừng quên, đằng sau đó còn một vế khác là Văn học "nghệ thuật phản ánh cuộc sống để phục vụ chính cuộc sống". Nó làm sao mà phục vụ được khi chính nó không dựa trên nền tảng của sự thật, từ sự thật... và ở một chiều kích nào đó, cách viết của Nguyễn Ngọc Tư (trong một số đoạn, tuyệt nhiên không phải tất cả) còn tạo ra tâm lý chán chường, thê lương... và điều đó không tốt cho bất cứ xu hướng phát triển nào...

"Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư được đưa ra luận bàn, nhặt sạn cũng bởi vì điều đó. Tuy nhiên khác hẳn với nghĩ suy của những kẻ đại diện cho xu hướng bảo thủ, thủ cựu, dù chưa thay đổi trong sớm chiều nhưng từ "Cánh đồng bất tận" đến "ĐỢi", Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy sự lột xác để thích nghi của mình. Và điều quan trọng nhất, là từ quá trình đó, văn sỹ không đánh mất mình. Vẫn được xem là một nhà văn tài năng như nhận xét của Osin Huy Đức và xem chừng với cá nhân văn sỹ, đó là một hành trình đúng đắn dẫu không dễ dàng gì! 

Trở lại với cảm nhận của Osin Huy Đức về sự thay đổi của Nguyễn Ngọc Tư, gã (Osin Huy Đức) không còn thấy Nguyễn Ngọc Tư ở Cánh đồng bất tận trong "Đợi" và dù không nói ra nhưng gã không thể nào dấu được sự thất vọng. Nhưng gã làm sao hiểu và cảm nhận nổi được bản chất của sự thay đổi đó bởi vốn dĩ nó không dành cho những kẻ luôn cho mình là đúng như Gã. Cái mà Nguyễn Ngọc Tư có được (thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng không mất đi bản sắc, tài năng) thì Osin Huy Đức lại không có được. 

Gã chỉ biết giữ khư khư cách nói, viết theo kiểu đả phá, tấn công không trừ một ai, bất kể khi nào, vì gã sợ rằng, nếu không làm thế, gã sẽ không còn là chính mình... Một tâm thế hèn mạt đến dễ sợ... 

An Chiến

8 nhận xét:

  1. Osin Huy Đức lúc nào cũng cho mình là đúng, lấy tư tưởng cá nhân của mình để áp đặt lên mọi người, giữ khư khư cách nói, viết theo kiểu đả phá, tấn công không trừ một ai, bất kể khi nào, đúng là một kẻ hèn mọn đáng khinh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiểu như ai đi ngược lại với osin huy đức là sai trái ấy, trong khi hắn có chuẩn chỉ cái mek gì đâu, sống thì lỗi, năng lực thì kém, làm thì không ra gì, đến cả người tiền bối của mình cũng dám phê bình, chắc hắn nghĩ mình đúng lắm, nói ra được nhiều người ủng hộ làm

      Xóa
    2. Osin Huy Đức chưa là gì trong số những người hiểu biết của giới rận chủ cả nhưng lại luôn cho ra những phát ngôn kiểu áp đặt rồi đánh gia con người, tình hình, đôi khi chuyên gia còn phải xếp hàng ngồi im để nghe ngóng tình hình thì hắn đã ngồi phán như thật rồi

      Xóa
    3. Đúng sai bây giờ có nhiều kênh thông tin phản ánh chứ không như một cá nhân có uy tín hay có ảnh hưởng chút là nói sao cũng đúng cả, lúa càng nặng hạt thì càng cúi đầu, osin huy đức càng thể hiện thì càng biến bản thân trở thành kẻ nông cạn mà thôi

      Xóa
  2. Gã (Osin Huy Đức) không còn thấy Nguyễn Ngọc Tư ở Cánh đồng bất tận trong "Đợi" và dù không nói ra nhưng gã không thể nào dấu được sự thất vọng. Nhưng gã làm sao hiểu và cảm nhận nổi được bản chất của sự thay đổi đó bởi vốn dĩ nó không dành cho những kẻ luôn cho mình là đúng như Gã.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Osin Huy Đức sau nhiều sự việc có lẽ nên nhìn nhận lại bản thân, vì sao nói mà không còn sức thuyết phục, không còn trọng lượng, không phải khi nào huy đức cũng đúng đâu, sự việc nào xảy ra cũng có nguyên do của nó cả

      Xóa
  3. Đồng ý văn học nghệ thuật là sự sáng tạo của con người nhưng đừng quên, đằng sau đó còn một vế khác là Văn học "nghệ thuật phản ánh cuộc sống để phục vụ chính cuộc sống". Nó làm sao mà phục vụ được khi chính nó không dựa trên nền tảng của sự thật, từ sự thật...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khác hẳn với nghĩ suy của những kẻ đại diện cho xu hướng bảo thủ, thủ cựu, dù chưa thay đổi trong sớm chiều nhưng từ "Cánh đồng bất tận" đến "ĐỢi", Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy sự lột xác để thích nghi của mình

      Xóa

Proudly Powered by Blogger.