Vấn đề trên được đặt ra khi một số chức sắc *(chủ yếu là Công giáo) trên địa bàn Tp Hà Nội kiến nghị về việc cho mở trở lại các sinh hoạt tôn giáo khi mà tình hình dịch bệnh tại đây đã cơ bản được kiểm soát và có những chuyển biến hết sức tích cực.
Những người nêu vấn đề, đại diện là Lm DCCT Thái Hà Nguyễn Văn Toản cũng dẫn ra một số lí do khác, có liên quan như "NHÀ THỜ TẠI HÀ NỘI ĐANG CHỜ MỞ CỬA TRỞ LẠI KHI CÁC NHÀ THỜ TẠI SÀI GÒN ĐÃ MỞ
Linh mục DCCT Nguyễn Văn Toản nêu ý kiến về việc cho mở lại các sinh hoạt tôn giáo (nguồn: Fb).
Do đã phong toả quá lâu và trước áp lực về kinh tế, Sài Gòn và một số nơi có dịch Covid-19 đã gỡ dần phong toả và bắt đầu giai đoạn sống chung với dịch mà cách gọi là ‘bình thường mới’.
Cùng với việc mở cửa lại các hàng quán, nơi công động, các sinh hoạt tôn giáo cũng bắt đầu mở cửa lại. Cụ thể, văn bản của Toà tổng Giám mục Sài Gòn ngày 01.10.2021 có thông báo “Tái khởi động một phần sinh hoạt cộng đoàn” với nội dung: cho phép các thánh lễ, sinh hoạt với “60 người nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19” và các cha có thể cử hành "4 thánh lễ vào ngày Chúa nhật".
Rồi không quên cho rằng: "Hà Nội cũng như Sài Gòn, người dân coi như đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19, trong số đó nhiều người đã được tiêm 2 mũi. Nhưng khác với Sài Gòn, nơi mỗi ngày vẫn còn có cả ngàn người tiếp tục nhiễm Covid-19, Hà Nội số ca nhiễm trong ngày chỉ chưa đến con số 10" và "Không biết khi nào ‘thành phố mới cho’ các cơ sở tôn giáo được mở lại; khi mà các cơ sở tôn giáo còn an toàn hơn nhiều cơ sở khác trong việc phòng chống Covid-19 (bạn có nghĩ hớt tóc, gội đầu, siêu thị, trung tâm thương mại an toàn trong việc chống dịch hơn nhà thờ?)".
Trong những lí do được nói đến, không quá khó đang nhận ra được sự so bì trong đó giữa việc Tp Hồ Chí Minh được tổ chức lễ còn Tp HN thì không, mặc dù tình hình dịch tại Tp Hồ Chí Minh tuy đã có những chuyển tích cực, rõ nét song số ca nhiễm vẫn khá lớn.
Xung quanh chuyện này, về mặt logic mà nói thì hoàn toàn không sai. Những ai liên quan có quyền và hoàn toàn đúng khi nói ra những điều đó. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn tại sao Tp Hồ Chí Minh lại cho mở lại các thánh lễ trong điều kiện có giới hạn, điều kiện đảm bảo, còn Tp Hà Nội thì vẫn yêu cầu các tổ chức tôn giáo tạm ngừng thì xem chừng cần nói đến tình hình thực tế của 2 địa phương này.
Theo đó, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, Tp Hồ Chí Minh đã trải qua không ít đợt giãn cách xã hội, một số nơi đã phải phong toả trong nhiều tháng liền. Trong bối cảnh đó, sự thiếu hụt về nhu yếu phẩm trong người dân, tâm lý của người dân nói chung là điều đã diễn ra và khó tránh khỏi. Và cùng với yêu cầu chung, chỉ đạo của Chính phủ, Tp Hồ Chí Minh đã thay đổi một số chính sách, cách thức trong chống dịch, theo hướng duy trì trạng thái bình thường mới.
Và trong rất nhiều những hoạt động được nói lỏng thì sinh hoạt tôn giáo có giới hạn cũng thuộc danh mục.
Như thế, việc Tp Hồ Chí Minh cho phép mở lại các sinh hoạt tôn giáo hoàn toàn vì tính cấp bách và sự cần thiết của nó để đảm bảo chống dịch lâu dài và thích ứng với các vấn đề được nói lỏng khác.
Còn đối với Tp Hà Nội, dịch bệnh tuy đã được kiểm soát, song với những ổ dịch như tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức cũng đủ để thấy: Những kết quả đo tuy lớn lao, quan trọng và cần thiết vào lúc này, cho tương lai nhưng nó vẫn chưa thực sự bền vững. Và để bảo vệ an toàn cho thủ đô, duy trì, giữ vững thành quả chống dịch thì yêu cầu đặt ra là Hà Nội phải có được những kết quả tích cực hơn, ít nhất phải không phát sinh các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Và để thực hiện điều đó thì Tp chỉ được duy trì, nới lỏng các hoạt động thuộc nhóm nhu cầu "cấp thiết", còn những gì không thuộc hoặc chỉ của một nhóm người thiểu số sẽ không được nới lỏng, cho phép mở lại.
Về người Công giáo thủ đô Hà Nội, theo ước tính hiện có khoảng 250.000 tín đồ, sinh hoạt ở 400 cơ sở thờ tự, 83 giáo xứ, 306 họ giáo. Hà Nội có 19 cộng đoàn tu sĩ với trên 270 tu sĩ, sinh hoạt tôn giáo ở 20 tu viện. Giáo phẩm Công giáo có 1 Hồng y; 3 giám mục, hơn 90 linh mục và gần 2.000 chức việc. Con số này có thể so với các địa phương khác là khá lớn, nhưng so với dân số gần 7 triệu người không phải là quá nhiều, thậm chí quá ít ỏi. Do đó, nếu ai đó nói rằng đó là nhu cầu thiết yếu, cấp bách thì ít nhất phải chỉ ra cho kỳ được lí do nào thực sự thuyết phục và đúng đắn.
Tin chắc rằng, nếu ai đó vì sự an nguy, ổn định, bền vững cho Tp đều sẵn sàng hi sinh những quyền lợi riêng tư, thiểu số vì đại cục. Chỉ có những kẻ ích kỷ, cá nhân và tự lợi mới nhăm nhăm kêu đòi cho được quyền lợi cá nhân trong khi nếu hi sinh hoặc chí ít là hạn chế sẽ giúp ích rất lớn cho cộng đồng!
Mong Linh mục Nguyễn Văn Toản và những người nêu ý kiến bình tâm lại mà nghĩ suy!
An Chiến
Hà Nội đã kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động hội họp trở lại thì cần nên cẩn trọng vì hiện nay vẫn còn ẩn chứa nhiều nguy cơ dịch bệnh rất khó lường. Ý kiến của Nguyễn Văn Toản nếu ra trong giai đoạn này là hoàn toàn không hợp lí tí nào
Trả lờiXóaNguyễn Văn Toản là linh mục nên ông ta chỉ nhăm nhăm mở cửa cơ sở của mình để làm ăn chứ không hề quan tâm đến dịch bệnh như nào, hệ quả ra sao nếu tập trung đông người ở nhà thờ đâu, kẻ sống chỉ biết vì mình như thế thì không có tư cách nói chuyện với chính quyền
XóaSao lại đi so với các dịch vụ thiết yếu như là hàng ăn uống hay cắt tóc gội đầu được ? những việc đấy là những cái cơ bản cần thiết mà bất cứ một người dù mang theo mình tôn giáo nào cũng đều có nhu cầu, đặc biệt việc đi vào hoạt đông những cái đó cũng tác động trực tiếp đến nền kinh tế đấy ạ :)
Trả lờiXóaÔng linh mục này chỉ nhăm nhăm mở cửa nhà thờ để tập trung đông người mà rao giảng mấy bài viết được việt tân bày sẵn thôi, một buổi đấy kiếm kha khá tiền chứ không phải đơn thuần đâu bạn, chắc gì đã được ngồi chỗ đó lâu nữa nên tranh thủ bòn được bao nhiêu là bòn thôi, lúc còn có thể
XóaThời điểm này người ta nghĩ đến đại cục và lợi ích của số đông chứ chẳng ai có thời gian công sức đâu đi quan tâm đến nhu cầu của một nhóm nhỏ thậm chí nó còn chẳng phải là một nhu cầu thiết yếu đén mức không làm thì con người ta sẽ chết hay chẳng thể nào phát triển được. Nói chung nếu như có tâm thì mình ở đâu cũng sẽ thể hiện lòng thành với thần được thôi chứ chẳng nhất thiết là phải đến đâu cả
Trả lờiXóaviệc sinh hoạt ở nhà hay đến tận giáo xứ nó có thực sự ảnh hưởng đến việc các người con của họ thể hiện lòng thành không ạ? Tưởng bất cứ một thể loại đạo nào đi chẳng nữa thì lòng thành vẫn là cái quan trọng nhất, đã muốn thì ở đâu mà chẳng bày tỏ được chứ cần thiết gì mà phải tập trung đông người? Chẳng nhẽ chưa từng có bài học về chuyện có nhiều ca lây nhiễm chính là do đến cùng sinh hoạt tại một nhà thờ hay sao?
Trả lờiXóaNhững hoạt động không cần thiết thi hiện tại chưa nhất thiết là phải mở lại bởi vì chúng ta có thể bình thường trở lại khi mà bất chấp vẫn còn nguy cơ tìm ẩn lây nhiễm bệnh là bởi vì chúng ta đã trải qua giai đoạn nghiêm túc chấp hành thì mới được như hiện tại, dĩ nhiên phát triển hay mở gì cũng đều phải chú trọng mà bảo vệ thành quả đó
Trả lờiXóaĐừng có mà ích kỷ và đòi hỏi như vậy. Không thể cậy mình là tôn giáo trước giờ vẫn luôn được hưởng các chính sách đãi ngộ đến từ Nhà nước để rồi dịch thế này mà vẫn tung cái giọng văn nhõng nhẽo đó ra bắt người khác phải làm theo mình đâu =)) Như thế là quá sai đấy ạ
Trả lờiXóaNhững lúc này tưởng là ai cũng phải ưu tiên lợi ích của cộng đồng cơ chứ không nghĩ là vẫn có những người ích kỷ đến độ đi đòi quyền lợi không cần thiết cho bản thân. Việc mở lại các hoạt động sinh hoạt tôn giáo, nói đi nói lại vẫn là hoạt động tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh lớn, mà so sánh giữa số lượng người dân Công giáo với người dân thủ đô nói chung nó cũng chỉ là một con số nhỏ mà thôi
Trả lờiXóaToàn là văn chương của những con người ích kỷ =)) Rõ ràng là chẳng có ai mà thời điểm này còn đi đòi hỏi mấy cái đó, thực sự thì việc cái bạn có tụ tập để sinh hoạt tôn giáo nó ảnh hưởng gì đến các bạn thì tôi chưa rõ nhưng tôi chắc chắn là các bạn không thể vì thế mà ốm yêu rồi thậm chí mất mạng và lây bệnh cho người khác giống như khi các bạn mắc covid đâu
Trả lờiXóaNhững ai liên quan có quyền và hoàn toàn đúng khi nói ra những điều đó. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn tại sao Tp Hồ Chí Minh lại cho mở lại các thánh lễ trong điều kiện có giới hạn, điều kiện đảm bảo, còn Tp Hà Nội thì vẫn yêu cầu các tổ chức tôn giáo tạm ngừng thì xem chừng cần nói đến tình hình thực tế của 2 địa phương này.
Trả lờiXóaĐối với Tp Hà Nội, dịch bệnh tuy đã được kiểm soát, song với những ổ dịch như tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức cũng đủ để thấy: Những kết quả đo tuy lớn lao, quan trọng và cần thiết vào lúc này, cho tương lai nhưng nó vẫn chưa thực sự bền vững. Và để bảo vệ an toàn cho thủ đô, duy trì, giữ vững thành quả chống dịch thì yêu cầu đặt ra là Hà Nội phải có được những kết quả tích cực hơn, ít nhất phải không phát sinh các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Trả lờiXóa