Đây là một vấn đề được bàn khá nhiều. Trên nhiều diễn đàn, không ít chức sắc Công giáo có đường hướng hoạt động cực đoan, thiếu tôn trọng, đối thoại với chính quyền như Chân Tín (Tp Hồ Chí Minh), Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục (Nghệ An), Nguyễn Duy Tân (Đồng Nai) đã liên tục có các tin bài đả phá.
Trên facebook của linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo phận Vinh, tỉnh Nghệ An (Nguồn: Facebook).
Gần đây nhất, linh mục Chân Tín, Tp Hồ Chí Minh có loạt bài nhiều kỳ với tiêu đề "Uỷ ban đoàn kết Công giáo: tập đoàn âm mưu và tội ác" để nói về tính chính danh cũng như chuyện linh mục có được tham gia tổ chức thuộc mặt trận Tổ quốc này không và mở rộng ra cả việc tham gia ứng cử, làm đại biểu quốc hội, HĐND các cấp... bất chấp thực tế các tổ chức này đã, đang và làm rất tốt chức năng cầu nối giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo.
Và câu chuyện trên lại được xới xáo và bàn luận trở lại khi mới đây thông tin về 3 linh mục thuộc Giáo hội Công giáo Philippin bị vạ huyền chức được thông tin rộng rãi trên nhiều diễn đàn.
Theo đó, lấy thông tin nói rằng "Tên của 3 linh mục được công khai gồm: cha Granwell Pitapit của giáo phận Libmanan, vùng Bicol, cha Emmanuel Alparce của giáo phận Sorsogon và cha Emerson Luego của giáo phận Tagum.
Thông tin việc Giáo hội Công giáo Philippin xử lý đối với 3 linh mục tham gia công quyền trên Conggiao.info (Nguồn: Người Công giáo).
Cha Pitapit ứng cử chức thị trưởng thị trấn Libmanan là thị trấn lớn nhất tỉnh Camarines Sur. Cha Alparce ứng tuyển chức uỷ viên hội đồng thị trấn Bacacay của tỉnh Albay. Cuối cùng, cha Luego thì đăng ký làm ứng viên cho chức thị trưởng thị trấn Mabini của tỉnh Davao de Oro.
Đức Giám Mục Jose Rojas của giáo phận Libmanan, chủ tịch uỷ ban giáo lý đức tin của Hội Đồng Giám Mục Philippines, cho biết giáo luật Công Giáo cấm các linh mục tham gia chính trị và linh mục nào làm điều đó thì sẽ phải bị đình chỉ chức vụ giáo sĩ. Ngài cho biết: "Những việc huyền chức thế này được coi là không thể đảo ngược, do đó linh mục Pitapit chắc chắn sẽ không thể quay lại sứ vụ linh mục nữa." Với sự ra đi này, Pitapit không còn đại diện cho giáo phận và Hội Thánh bất cứ cách nào. Quyết định huyền chức được ban hành từ 22/10/2021 và được công khai vào 26/10".
Một số linh mục *(tất nhiên vẫn là những cái tên quen thuộc) phản đối chuyện các linh mục tham gia Uỷ ban đoàn kết, ứng cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đã nêu vấn đề và kiến nghị HĐGM Việt Nam, các Giám mục giáo phận cần có những hình thức thích đáng đối với các linh mục tham gia, kể cả việc ban vạ huyền chức như các giám mục giáo phận tại Giáo hội Philipin đã thực hiện.
Tuy nhiên, xin được nói luôn là ngay những người này đã có những sự nhầm lẫn hết sức tai hại và sai lầm.
Bởi như nhiều người thạo chuyển và hiểu vấn đề đã nói: Việc ba linh mục tại Giáo hội Công giáo Philippin bị vạ huyền chức (thôi chức linh mục) thì họ đã ứng cử vào các cơ quan công quyền và khi việc ứng cứ thuận lợi, họ sẽ bước vào con đường hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Và với điều này, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải từ bỏ cương vị linh mục mới có thể hoàn thành được sứ mệnh mới được nhà nước và người dân giao phó. Nghĩa là ngay từ đầu, khi nộp đơn ứng cử, bản thân họ đã xác định được việc phải đánh đổi. Có chăng, Giáo hội đã sớm phát hiện và có những hình thức xử lý đích đánh với những Linh mục này để cảnh tỉnh linh mục khác và thiết lập nên những hệ thống phù hợp.
Trong khi đó, các linh mục tại VN tham gia Uỷ ban đoàn kết, ứng cử đại biểu quốc hội hay HĐND các cấp đơn thuần là chức trách kiêm nhiệm. Những chức trách này chỉ mang tính "thêm việc" và không ảnh hưởng quá nhiều tới việc họ thực hiện chức trách được giáo hội giao phó. Hay nói cách khác, điều đó vẫn đảm bảo quyền lợi và những lợi ích thiêng liêng của giáo hội được giữ vững; giáo hội cũng sẽ không mất người như viễn cảnh tại Giáo hội Philippin.
Và trên thực tế, giáo hội Công giáo VN chưa bao giờ có sự cấm đoán thực sự đối với việc này. Wikipedia viết về chuyện này như sau: "Các giám mục quản trị các giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội có những tuyên bố khác nhau về Uỷ ban: Giám mục Phaolô Bùi Chu Tạo, giám mục giáo phận Phát Diệm tuyên bố các linh mục chỉ được tham gia hội Chữ Thập Đỏ và Mặt trận Tổ quốc. Giám mục Bắc Ninh Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến không ủng hộ uỷ ban. Trong hội nghị Uỷ ban Đoàn kết Công giáo ngày 2 tháng 1 năm 2007, Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Bắc Ninh cho rằng: Cái chết của giám mục Tuyến đã chấm dứt đau khổ cho ủy ban chúng tôi. Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục giáo phận Thái Bình cho rằng tuy rằng giáo phận Thái Bình chưa có Ủy ban Đoàn kết Công giáo không thua kém các nơi có uỷ ban. Ông này cho rằng nếu Uỷ ban có lợi ích, ông sẽ bổ nhiệm các linh mục giỏi tham gia.
Đến năm 1960, tại Miền Nam, các giám mục miền Nam đã họp hội nghị và ra Thư chung 1960 với tuyên bố: Muốn cho đạo thánh được nguyên vẹn, người Công giáo phải phủ nhận lí thuyết Cộng sản và những áp dụng của nó đến tận cùng.
Hồng y Angelo Sodano - Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trong văn thư đề ngày 20 tháng 5 năm 1992 gửi Giám mục Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam lúc đó, có viết về Ủy ban: "Một tổ chức vừa có tính chất công dân, vừa có tính chất chính trị có nguy cơ gây lẫn lộn giữa giáo hội và tổ chức chính trị". Trong lễ tấn phong tân giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên giữa tháng 11 năm 1992, giám mục Nguyễn Minh Nhật yêu cầu các giám mục tham gia và chịu trách nhiệm về tổ chức Uỷ ban Đoàn kết Công giáo thuộc giáo phận mình quản trị. Ông cũng yêu cầu các giám mục báo cáo về Toà Thánh danh sách linh mục tham gia uỷ ban, việc hiệp thông và mục vụ của họ. Chính vì lý do trên, hầu hết các giáo phận, nhất là phía Bắc, các giám mục đều cấm linh mục tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo".
Cho nên, với những ai đang có phần hoan hỉ với việc Giáo hội CÔng giáo Philippin xử lý đối với 3 linh mục trên thì cũng nên hiểu rằng, đó là chuyện của Philippin và nó không hoàn toàn với những gì các linh mục Công giáo tại VN đang thực hiện trong những vai trò kiêm nhiệm. Đã đến lúc giáo hội các tôn giáo nên học tập ở các quốc gia - nhà nước bằng việc đặt lợi ích của mình lên trên hết. Phàm việc gì có lợi cho tổ chức, làm thăng tiến giá trị của giáo hội thì đều đáng trân trọng, cổ suý và nên đồng hành thay vì phản đối. Đó mới thực sự là một tư duy nhập thế khôn ngoan và sáng suốt!
An Chiến
Từ lịch sử lập nước đến nay, nhiều chức sắc trong tôn giáo đã tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Việc các linh mục tại VN tham gia Uỷ ban đoàn kết, ứng cử đại biểu quốc hội hay HĐND các cấp đơn thuần là chức trách kiêm nhiệm. Chỉ có linh mục cực đoan mới ghen ăn tức ở như thế thôi.
Trả lờiXóaLinh mục cực đoan thì chỉ tìm cách để công kích chế độ, luật học thì không đến đâu nhưng lại rất hay thích dùng luật để xoi mói, thế mới hay chứ, trước có ông linh mục nào còn livestream dạy luật cho bà con giáo dân nữa mới buồn cười chứ.
XóaNhững vị linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục... suốt ngày lợi dụng giáo đường để tuyên truyền, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta thì việc coi thường những vị linh mục yêu nước là điều không quá khó hiểu. Tuy nhiên, lời lẽ mà linh mục Nam, Thục đưa ra đi ngược lại với giáo điều, giáo lý mà chúa dạy.
Trả lờiXóaCác vị linh mục cực đoan đang cố tình chia rẽ tôn giáo, hạ thấp uy tín của các vị linh mục yêu nước nhằm tác động tư tưởng chống đối đến quần chúng tín đồ. Người dân, đặc biệt là các tín đồ cần nhận thức đúng đắn âm mưu của những đối tượng xấu để lên án, tránh gây ra tình trạng mất đoàn kết trong tôn giáo.
Trả lờiXóaTín đồ bây giờ họ cũng phân biệt được linh mục tốt và xấu chứ không mù quáng nghe theo như ngày xưa nữa đâu, các ông đừng nghĩ lợi dụng thần quyền mà điều khiển giáo dân kiểu gì cũng được, làm như vậy là ảnh hưởng đến uy tín, vẩy bẩn lên danh dự của giáo hội đấy
XóaChức sắc công giáo tham gia ứng cử vào các vị trí thuộc cơ quan nhà nước tại Việt Nam thì không có công văn hay văn bản pháp luật nào quy định là cấm cả. Tuy nhiên, mỗi người chỉ nên làm tốt chức trách nhiệm vụ của mình thôi. Những người như linh mục, giám mục, tổng giám mục thì chỉ nên chăm lo đến đời sống và hạnh phúc của con chiêng, chuyên trách bên mảng tôn giáo thôi. Chứ còn làm chuyện khác, chức vụ khác thì không phù hợp với chức năng nhiệm vụ cũng như sở trường của bản thân họ, công việc cũng khó mà hoàn thành được
Trả lờiXóa