Đắc Chí
Nối tiếp màn tấu
hài, tung hứng kệch cỡm với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), BBC, RFA, Tám
chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hôm 29/10 đã ra tuyên bố chung, gọi Phạm
Đoan Trang là “nạn nhân của chính quyền” và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Trang
ngay lập tức và vô điều kiện.
Theo RFA, các chuyên gia này
bao gồm các Báo cáo Viên Đặc biệt, và thành viên lãnh đạo của các Nhóm Làm việc.
Trong tuyên bố trên,
các chuyên gia cho rằng Điều 88 của Bộ Luật Hình sự năm 1999 được dùng để truy
tố Phạm Đoan Trang, là điều luật “mơ hồ và vi phạm các tiêu chuẩn của luật pháp
nhân quyền quốc tế”. Theo nhóm chuyên gia này việc bắt giữ Phạm Đoan Trang có
“tính chất tùy tiện” vì các hành vi của Trang chỉ làm các báo cáo được cho là
“về sự vi phạm nhân quyền của Nhà nước”!?
Trước đó, bằng cách
làm việc thiếu khách quan Nhóm Công tác về Giam giữ Tùy tiện của Liên Hợp Quốc
(UNWGAD) hôm 25/10 đã đưa ra kết luận rằng nhà nước Việt Nam đã “giam giữ tuỳ
tiện bà Phạm Đoan Trang”, và phát đi yêu cầu “đòi trả tự do cho Phạm Đoan
Trang”. Nhóm chuyên gia nhân quyền cũng cho rằng “hệ quả của việc bắt giữ và
truy tố Phạm Đoan Trang sẽ rất nghiêm trọng, nó tạo ra sự sỡ hãi và ép các cá
nhân khác trong xã hội phải im lặng trước bất công”!?.
Phải khẳng định rằng, thực tiễn trên thế giới không quốc gia nào có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do lập hội tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế bởi các quy định rất chặt chẽ của pháp luật.
Tại Việt Nam, mọi
công dân đều có quyền bày tỏ chính kiến của mình, song quyền này phải được thực
hiện trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của người khác và lợi
ích quốc gia, dân tộc.
Điều 88 BLHS năm
1999 (nay là Điều 117 BLHS năm 2015) được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi
hiến như Nhóm chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tuyên truyền, xuyên tạc.
Việc thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này dựa trên các căn cứ,
cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành, của toàn xã hội và tuân theo
một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Các dấu hiệu, hành vi liệt kê trong điều luật này đe dọa đến an ninh quốc gia,
chế độ và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành điều luật này
là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Hiến pháp.
Theo cáo trạng của
Viện Kiểm sát, Phạm Đoan Trang đã tán phát các tài liệu có nội dung tuyên truyền
với luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân
dân, tuyên truyền, thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Việt
Nam.
Quá trình làm việc với
cơ quan Công an, Phạm Thị Đoan Trang xác nhận, mình là tác giả của báo cáo
nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo
này bằng Tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do
mình lập ra… nhằm mục đích chống nhà nước. Rõ ràng, việc cho rằng hành vi của
Trang chỉ làm các báo cáo “về sự vi phạm nhân quyền của Nhà nước”
là thiếu khách quan, không có cơ sở.
Hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để “tuyên truyền chống Nhà nước” của Phạm Đoan Trang vi phạm Điều 88 BLHS là rất rõ ràng. Vì vậy, việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử bị cáo Phạm Đoan Trang về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế. Vì vậy, những “kêu gọi” được nêu trong thông báo phát đi của Tám chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là vô lý và không thể chấp nhận được./.
nhân chứng tội chứng của Phạm Đoan Trang đã quá rõ ràng, với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này thì Phạm Đoan Trang phải chịu sự trừng phạt của pháp luật là điều tất yếu phải xảy ra, không có gì phải bản cãi. Do vậy nên mọi lời bênh vực vô căn cứ đều rõ ràng là lời ngụy biện, xảo trá
Trả lờiXóaChưa đến ngày ả ta cúi đầu nhận lỗi thì các tổ chức vẫn có thể múa miệng và tung lời xảo trá ngụy biện được bạn ạ. Mấy cái nhóm đó còn trơ trẽn đến độ, dẫu kẻ bị bắt đã cúi đầu nhận lỗi xin hưởng khoan hồng thì bọn chúng vẫn ngoa miệng bảo là những kẻ đó là bị bắt ép nên mới như vậy mà.
XóaQuyền tự do ngôn luận không được định nghĩa là quyền được phát ngôn bừa bãi mọi thứ mà dù ở bất cứ quốc gia nào thì cũng có pháp luật giám sát những điều đó . Trong quá trình đăng tải đúng là không ai kiểm soát thế nhưng kết quả của nó ảnh hưởng tốt hay xấu thì tác giả của bài viết phải chịu trách nhiệm thôi.
Trả lờiXóaChả có đất nước đếch nào không có pháp luật cả, mà đã có thì nghĩa là người sống trên lãnh thổ đó thì buộc phản tuân theo. Còn dĩ nhiên mà cảm thấy không thể theo được thì hoàn toàn có thể xuất ngoại, có bản lĩnh thì nhập tịch Mỹ mà sống đi, đâu có ai cấm việc một người xuất ngoại nếu như họ cảm thấy không hài lòng với điều kiện sống ở quốc gia hiện tại =))
XóaTự do ngôn luận nhưng phải có ý thức, phải hiểu chuyện để tránh không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, cộng đồng chứ bắt tay với ngoại quốc đi tuyên truyền tầm bậy, tầm bạ thì làm sao mà dung túng được, bắt bỏ tù là đúng, đồng bọn kêu oan thì trước đừng có xúi, đẩy người ta vào lối mòn xong thương tiếc.
XóaNhững tổ chức lên tiếng bênh vực Phạm Đoan Trang vốn không hiểu rõ bản chất sự việc. Thực tế thì đâu phải như vậy, những gì Phạm Đoan Trang nói và viết ra không giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, không giúp ích cho quyền lợi của nhân dân. Ả làm vậy chỉ vì ả được trả tiền và mục tiêu chính là nhắm vào việc lật đổ chính quyền.
Trả lờiXóaKhông phải là bọn chúng không hiểu mà có khi chúng là kẻ đứng sau động viên và ủn đít cho những quân cờ thế mạng như Phạm Đoan Trang làm đó bạn à. Dĩ nhiên là không thể trực tiếp can thiệp một cách rõ ràng vào rồi nên bọn chúng sẽ tìm đến những đối tượng là người Việt Nam mà trong đầu bọn chúng đang có sẵn những bất mãn để mà kích động đó.
XóaKhông phải là người dân Việt Nam nên tiếng nói và nguyện vọng lệch lạc hơn hẳn so với người dân Việt Nam. Chả hiểu ở đâu có nghịch lý là người dân trong một quốc gia còn chưa thèm ý kiến về tình hình trong nước mà các tổ chức nước ngoài cứ can thiệp rồi thi nhau phát ngôn về tình hình ở đất nước người ta như vậy.
Trả lờiXóaĐã chống đối lại chính quyền thì chắc chắn sẽ là lạc quẻ với nhân dân Việt Nam. Ủng hộ phản động thì chính là phản động rồi còn gì nữa. Mọi lời bênh vực hoa mỹ chỉ là cái vỏ bọc nhằm che đi cái âm mưu thâm độc đang nhăm nhe tới chính quyền của bọn chúng mà thôi.
Trả lờiXóaTại Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bày tỏ chính kiến của mình, song quyền này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của người khác và lợi ích quốc gia, dân tộc.
XóaỞ đâu thì cứ căn cứ pháp luật ở đó mà làm thôi. Chỉ cần biết Phạm Đoan Trang đã có những hành động vi phạm pháp luật Việt Nam, đi đến kết luận này là cả một quá trình cơ quan chức năng theo dõi, điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ, rồi lại chuyển sang phía bên tòa án xem xét chán chê rồi mới đi được đến kết quả là khởi tố và bắt giam được.
Trả lờiXóaHành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để “tuyên truyền chống Nhà nước” của Phạm Đoan Trang vi phạm Điều 88 BLHS là rất rõ ràng. Vì vậy, việc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử bị cáo Phạm Đoan Trang về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế.
Trả lờiXóaQuá trình làm việc với cơ quan Công an, Phạm Thị Đoan Trang xác nhận, mình là tác giả của báo cáo nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo này bằng Tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do mình lập ra… nhằm mục đích chống nhà nước. Rõ ràng, việc cho rằng hành vi của Trang chỉ làm các báo cáo “về sự vi phạm nhân quyền của Nhà nước” là thiếu khách quan, không có cơ sở.
Trả lờiXóaQuá trình làm việc với cơ quan Công an, Phạm Thị Đoan Trang xác nhận, mình là tác giả của báo cáo nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo này bằng Tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do mình lập ra… nhằm mục đích chống nhà nước.
Trả lờiXóa