Đắc Chí
Sau khi các phiên
tòa xét xử các đối tượng gồm Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm
và Đỗ Nam Trung khép lại với những bản án nghiêm minh, đúng pháp luật được
tuyên cũng chính là lúc một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí như “Tổ chức
Văn bút Mỹ” (PEN), Tổ chức Theo dõi nhân quyền thế giới (HRW), RFA, VOA… đua
nhau phát đi lời kêu gọi kêu gọi Nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho các đối
tượng phạm tội, đồng thời vu cáo Việt Nam đàn áp những người “bất đồng chính kiến”,
nhà “đấu tranh dân chủ”, “hoạt động nhân quyền”.
Hòa chung “bản đồng
thanh” lạc lõng trên, ngày 17/12/2021, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc đã ra
thông cáo báo chí tự cho mình cái quyền “lên án” với các phiên tòa được cho là “dồn
dập” và “các bản án nặng nề” dành cho Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn
Thị Tâm và Đỗ Nam Trung, đồng thời nêu yêu sách đòi Việt Nam phải “trả tự do
ngay lập tức cho các đối tượng những đối tượng phạm tội mà họ gọi là “nhà hoạt
động”, “nhà báo”.
Trước đó, vào ngày
16/12/2021, cơ quan ngoại giao của Liên minh Châu Âu cũng đưa ra bản tuyên bố với
những lập luận suy diễn, vô căn cứ. Người phát ngôn chính thức của Cơ quan này,
Peter Stano nói rằng: “Việc bắt giữ tùy tiện người biểu tình ôn hòa và các nhà
báo là “một điều trái ngược trực tiếp với luật nhân quyền quốc tế”; đồng thời, kêu
gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do ngay lập tức cho Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá
Phương, Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Nam Trung.
Cần khẳng định ngay
rằng, hành động của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc và cơ quan ngoại giao của
Liên minh Châu Âu đã vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm
can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Quy định về cấm can thiệp vào
công việc nội bộ của quốc gia khác được đề cập trong các điều ước quốc tế. Đặc
biệt trong Hiến chương Liên Hiệp quốc năm 1945, lần đầu tiên đã quy định về
nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác ở Điều 2. Sau
đó tại Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, nguyên tắc cấm
can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể
và rõ ràng hơn.
Điều đáng nói, không
chỉ núp bóng nhân quyền để ngang nhiên can thiệp vào công việc nội bộ và
chủ quyền Việt Nam, hành vi của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc và cơ quan
ngoại giao của Liên minh Châu Âu vô hình chung đã và đang cổ vũ, dung túng
cho các đối tượng phạm tội.
Hành vi của Phạm
Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Nam Trung không phải là “hoạt
động vì nhân quyền” hay thể hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà đó là
những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để làm ra, tàng trữ,
lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống nhà nước.
Đơn cử như hành vi của
Phạm Đoan Trang. Theo cáo trạng, Phạm Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền
thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ
báng chính quyền nhân dân. Cụ thể, Phạm Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài
liệu: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam";
"Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo
đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện
quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam". Đây là các tài liệu trên
có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt
gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối,
chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".
Hay như trường hợp của
Trịnh Bá Phương. Lợi dụng mạng xã hội Facebook, Trịnh Bá Phương đã thực hiện việc
phát trực tiếp các video, đăng tải các bài viết, trạng thái, chia sẻ trên tài
khoản cá nhân để xuyên tạc, bịa đặt tình hình diễn ra tại Đồng Tâm, phỉ báng
chính quyền nhân dân, kích động nhân dân chống đối chính quyền, thóa mạ, hạ uy
tín lực lượng chức năng, xúc phạm uy tín danh dự của người khác, gây hoang mang
trong nhân dân, nhằm mục đích chống Nhà nước. Ngoài ra, Trịnh Bá Phương còn có
hành vi tàng trữ 1 tài liệu dạng sách gồm 278 trang, trong đó trang bìa có in
các dòng chữ “Phạm Đoan Trang”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Luật Khoa tạp chí”. Qua
giám định đã kết luận tài liệu này có nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc,
phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền thông tin bịa đặt, gây hoang mang
trong nhân dân; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và
nhân phẩm của cá nhân.
Việc các cơ quan bảo
vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xét xử các đối tượng Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá
Phương, Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Nam Trung là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng
luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế. Quá trình khởi tố, điều
tra, xét xử các bị can, bị cáo và các vụ án được thực hiện đúng trình tự thủ tục,
có kết luận rõ ràng, vừa bảo đảm dân chủ, khách quan, vừa thể hiện sự nghiêm
minh của luật pháp.
Rõ ràng, việc kêu gọi Việt Nam thả tự do cho các đối tượng vi phạm pháp luật của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc và cơ quan ngoại giao của Liên minh Châu Âu là vô lý và không thể chấp nhận được./.
hành động của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc và cơ quan ngoại giao của Liên minh Châu Âu đã vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Quy định về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được đề cập trong các điều ước quốc tế.
Trả lờiXóaVận động được cao ủy nhân quyền lên tiếng đòi thả người chắc hẳn tốn rất nhiều công sức của các cá nhân tổ chức ở nước ngoài tuy nhiên việc lên tiếng này lại can dự vào công việc riêng của nước ta, vốn dĩ là vi phạm trong quy định có sẵn của quốc tế, mà đã sai luật thì đương nhiên không đáp ứng được rồi
XóaViệc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xét xử các đối tượng Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Nam Trung là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế. Quá trình khởi tố, điều tra, xét xử các bị can, bị cáo và các vụ án được thực hiện đúng trình tự thủ tục, có kết luận rõ ràng, vừa bảo đảm dân chủ, khách quan, vừa thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp.
Trả lờiXóaNếu quá trình tố tụng có vấn đề thì cao ủy nhân quyền ý kiến cũng không sao, đàng này mọi khâu đều đảm bao mà họ lại vô lý can thiệp vào thì quá là trắng trợn, bất chấp quy định của quốc tế đã quy định, họ đã sai thì nước ta cũng không có lý do gì để phải đáp lại cả
XóaHành vi của Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Nam Trung không phải là “hoạt động vì nhân quyền” hay thể hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà đó là những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống nhà nước.
Trả lờiXóaCó thể cao ủy về nhân quyền tiếp cận những tài liệu không đúng, dẫn đến những phát ngôn sai về tình hình thực tế tại Việt Nam, vì nếu tiếp cận theo góc độ của nhà rận cung cấp thì không ai là không khỏi tiếc thương về các nhà rận đã bị bắt cả, nhưng đó không phải là sự thật
XóaViệc bắt, xét xử các đối tườn chống đối trong thời gian qua hoàn toàn tuân thủ pháp luật Việt Nam và có đầy đủ chứng cứ hợp pháp để tiến hành các hoạt động tố tụng. Do vậy luận điểm của bản thông cáo báo chí trên hoàn toàn không đúng sự thật
Trả lờiXóaCơ quan có thẩm quyền chỉ thực hiện theo luật định chứ không tự ý, hay vu cáo bất kỳ một nội dung nào hết, đảm bảo đúng quy định thì đưa ra xét xử, cao ủy nhân quyền biết rõ như vậy mà vẫn can thiệp thì đúng là không hiểu luật rồi, tự ý can thiệp vào nội bộ quốc gia
XóaHành vi của các rận chủ nói trên rõ ràng là lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn sai sự thật, vu khống Đảng, Nhà nước chứ không phải là hoạt động vì nhân quyền. Nếu đó là nhân quyền thì xã hội này làm gì còn trật tự
Trả lờiXóaPhiên tòa có dồn dập nặng nề thì cũng chỉ là câu trả lời cho những kẻ dù biết vẫn cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam như Phạm Đoan Trang hay là Trình bá phương, Nguyễn Thị Tâm thôi. Biết sai vẫn làm thì giờ có phải trả giá hành động của mình cũng là điều dễ hiểu và sớm muộn phải làm thôi
Trả lờiXóaKhông có lý do gì mà Cao ủy nhân quyền LHQ lại đi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam nhất là can thiệp đòi trả tự do hay tẩy trắng cho những cá nhân đã không ngần ngại vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam như vậy. Thế chẳng phải là tổ chức này đang lạm quyền quá hay sao?
Trả lờiXóaViệc các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xét xử các đối tượng Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Nam Trung là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế. LHQ có xen vào chẳng khác nào đang đi ngược lại với công ước quốc tế và đang chống lại quyền con người
Trả lờiXóaNhững bằng chứng đã thu được đã chứng minh rằng những tên tội phạm này đã lợi dụng mạng xã hội Facebook thực hiện việc phát trực tiếp các video, đăng tải các bài viết, trạng thái, chia sẻ trên tài khoản cá nhân để xuyên tạc, bịa đặt tình hình diễn ra tại Đồng Tâm, phỉ báng chính quyền nhân dân, kích động nhân dân chống đối chính quyền, thóa mạ, hạ uy tín lực lượng chức năng, xúc phạm uy tín danh dự của người khác, gây hoang mang trong nhân dân, nhằm mục đích chống Nhà nước
Trả lờiXóaBình thường nói gì cũng có thể bỏ qua nhưng đến nay mấy đối tượng đó đã bị khẳng định tội danh và kết án tù, vậy mà các tổ chức đó vẫn cố gắng bả vệ và bao biện dung túng cho tội ác của bọn chúng thế thì cái cao ủy nhân quyền của liên hiệp quốc này chẳng có tí uy tín nào trong mắt 1 người VN là tôi
Trả lờiXóaRõ ràng, việc kêu gọi Việt Nam thả tự do cho các đối tượng vi phạm pháp luật của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc và cơ quan ngoại giao của Liên minh Châu Âu là vô lý và không thể chấp nhận được. Người dân Việt Nam phản đối bất cứ một hành động nào can thiệp vào nội bộ nước Việt Nam, dù là đến từ bất kể tổ chức quốc tế nào
Trả lờiXóaCao ủy nhân quyền lấy tư cách gì và quyền gì để lên án việc thực thi pháp luật ở Việt Nam? Chứng cứ đâu để nói là Việt Nam đã vi phạm nhân quyền hay là làm điều gì sai trái khi thực thi việc xử lí các đối tượng vi phạm pháp luật? Vô lí, quá vô lí
Trả lờiXóaViệt Nam thực thi pháp luật, xử lí tội phạm thì có gì để lên án? Cao uy nhân quyền đang tỏ ra bản thân là một chủ thể vô lí và bộc lộ rõ bản chân bênh vực phản động của mình khi lên tiếng cho các đối tượng toàn là phản động, bị xử lí veefv hành vì làm suy yếu nhà nước, chống chính quyền nhân dân, còn các tội khác thì chẳng thấy đâu
Trả lờiXóaQuy định về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác được đề cập trong các điều ước quốc tế. Đặc biệt trong Hiến chương Liên Hiệp quốc năm 1945, lần đầu tiên đã quy định về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác ở Điều 2. Sau đó tại Nghị quyết 2625 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tiếp tục được ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn.
Trả lờiXóa