Huy Văn
Những
ngày qua trên các diễn đàn mạng xã hội các trang tin của các tổ chức phản động
lưu vong người Việt ở nước ngoài liên tục có các bài viết nhắc đến một Hội nghị
sắp được tổ chức tại Hòa Kỳ đó chính là Hội Nghị thượng định về dân chủ. Hội
nghị này được tổng thống Mỹ Binden khởi xướng tổ chức từ khi còn tham gia tranh
cử tổng thông. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ chủ trì “Hội nghị thượng đỉnh
vì dân chủ” (Summit for Democracy) được tổ chức trực tuyến từ ngày 9/12 đến
ngày 10/12/2021.
Theo
thông tin được trang tin của các tổ chức phản động lưu vong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
đã công bố một danh sách các quốc gia tham dự một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến
về vấn đề dân chủ. Hội nghị này được cho là sẽ bàn về cuộc chiến chống lại các
hệ thống cai trị độc đoán, chống tham nhũng và thúc đẩy nhân quyền. Trong số những
người được mời tham dự hội nghị, không có Việt Nam và các quốc gia khác như
Nga, Trung Quốc, Triều Tiên.... Điều này đã khiến các cá nhân, tổ chức phản động
lưu vong cả trong và ngoài nước hào hứng, “mở cờ trong bụng” coi đây là lý do để
tiếp tục thực hiện các hoạt đông công kích và chống phá tại Việt Nam. Đồng thời,
nó cũng trở thành cái cớ để tấn công, quy chụp cho rằng Việt Nam không có dân
chủ, nhân quyền.
Hội Nghị thượng đỉnh về dân
chủ là gì?
Đây
là ý tưởng của Tổng thống Mỹ Joe Binden trong thời kỳ tranh cử tổng thống, đây
cũng là một hội nghị đầu tiên được tổ chức về vấn đề dân chủ.Hội nghị này do nước
Mỹ đứng ra tổ chức nên việc mời quốc gia nào, mời bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc
vào ý chí cũng như ý đồ, mục đích của người tổ chức. Ngược lại, việc quốc gia
được mời có tham gia hay không tham gia cũng không phải là tiêu chí để đánh giá
nền dân chủ của một quốc gia.
Theo
trang tin Theepochtimes mục đích của việc tổ chức hội nghị trên nhằm giúp cho
Chính quyền Mỹ đánh giá những tiến bộ về dân chủ của các quốc gia hướng đến việc
đưa lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự các khối tư nhân vào làm
việc cùng nhau. Hội nghị thượng đỉnh các nền dân chủ là kế hoạch hành động mới
nhất mà chính quyền Biden đã đang thực hiện nhằm giải quyết vấn đề mà vị tổng
thống của Đảng Dân chủ gọi là “thách thức của thời đại chúng ta” – một sự cần
thiết phải thể hiện rằng “các nền dân chủ có thể thành công thông qua việc cải
thiện đời sống của người dân nước mình và bằng việc giải quyết những vấn đề lớn
nhất mà toàn thế giới rộng lớn đang phải đối mặt”. So với các hội nghị khu vực,
hội nghị toàn cầu khác như hội nghị thượng đỉnh G7, hội nghị thượng đỉnh G20, hội
nghị cao cấp Á Âu… thì hội nghị do một quốc gia đơn phương đứng ra tổ chức chưa
thể hiện được vai trò và tác động đối với quốc tế.
Việc
nước Mỹ lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ có chăng
chỉ để xóa nhòa đi những hành động can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc
gia trong một thời gian dài của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 với khẩu hiệu dân chủ,
nhất là thất bại của họ sau khi cuộc chiến can thiệp vào Afgaxintan kết thúc.
Những hành động can thiệp vào công việc của các nước có chủ quyền, áp đặt các
biện pháp trừng phạt kinh tế, tạo bất ổn, gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược với danh nghĩ bảo vệ dân
chủ đã giúp cho nước Mỹ lật đổ chính quyền hợp pháp của quốc gia đó nhưng mang
lại những thảm họa nghiêm trọng cho các nước tương ứng và cộng đồng quốc tế. Để
rồi khi nhưng khẩu hiệu dân chủ rời đi thì chỉ còn lại một đất nước hoang tàn,
loạn lạc như; Irap, Afganixtan, Lybia… Việc tổ chức này giống như việc nước Mỹ
muốn lấy lại vị thế của mình sau những thất bại trong việc can thiệp vào công
việc nội bộ của nhiều quốc gia và góp phần giúp cho đồng minh và các tổ chức phản
động được nước Mỹ dung dưỡng có thêm lòng tin thông qua chiêu bài “thúc đẩy dân
chủ”, “bảo vệ quyền con người” để gián tiếp tài trợ, hậu thuẫn về vật chất lẫn
tinh thần cho các phần tử, tổ chức tại các quốc gia mà nước Mỹ cho là không có
dân chủ.
Những thành tựu về dân chủ của
Việt Nam được quốc tế ghi nhận
Đến
nay, Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần
lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015; được Tổ chức
Nông nghiệp và Lương thực thế giới trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong
xóa đói, giảm nghèo. Những đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam vào mục
tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế về nhân quyền, là sự chứng thực Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn
tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện
toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người mà được thực
hiện trên tất cả các mặt như: Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín
ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục...
Đối
với quốc tế Việt Nam được tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao khi gia
nhập Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2014-2016 và Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được
thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng
thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEANvề nhân quyền (aiCHR). Trong cuộc họp
đặc biệt lần hai của aiCHR theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện
aiCHR, các nước thành viên ASEANvà Ban Thư ký aSEaN, diễn ra cuối tháng
11-2020, các nước đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch
aiCHR 2020 là đã dẫn dắt hoạt động của aiCHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn
do tác động của đại dịch Covid -19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của aiCHR
và ứng phó hiệu quả trước các tác động của đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo
và thông qua một loạt các văn kiện quan trọng định hướng hợp tác aiCHR trong thời
gian tới.
Bên
cạnh đó, Việt Nam không chỉ quan tâm thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân
ASEAN, đặc biệt chú trọng đến nhóm yếu thế như thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ
em, người khuyết tật, gắn kết tình hữu nghị, thống nhất, tạo đồng thuận và hợp
tác trong aiCHR, trong đó đặc biệt là nỗ lực bảo đảm quyền con người trong đại
dịch Covid-19 được cộng đồng các quốc gia ASEANđánh giá cao mà còn tham gia
đóng góp tích cực vào định hình các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người,
đặc biệt quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó Việt Nam đã cùng với
Philíppin và Bănglađét trực tiếp soạn thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền về
biến đổi khí hậu và quyền con người đã được chính thức thông qua vào tháng 7-
2019 tại trụ sở Liên hợp quốc ở Giơnevơ, Thụy Sĩ. Với những nỗ lực
chung trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực,
các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại
diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ
2023-2025.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân. Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội. Bảo đảm dân chủ vừa là quyền, vừa là mục tiêu hướng đến của chế độ… vì vậy mỗi chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền dân chủ theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc Việt Nam có được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh trên hay không cũng không thể phủ nhận được những thành tựu về dân chủ mà Việt Nam đã và đang đảm bảo cho nhân dân./.
Bản chất đằng sau hội nghị thượng đỉnh về nhân quyền này là gì thì chúng ta cần xem xét lại. Nhưng chắc chắn một điều rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn được đảm bảo, không như các thế lực thù địch xuyên tạc
Trả lờiXóaMở cái hội nghị này ra thì Mỹ sẽ trả lời như thế nào cho việc không thể đảm bảo an toàn cho người dân nước Mỹ trước đại dịch covid 19, phân hóa xã hội, phân biệt đối xử trong việc chữa trị đối với bệnh nhân, rồi thì việc tiếp tay cho các công ty buôn bán vụ khí bằng chính sách nới lỏng tàng trữ vũ khí gây nên nhiều vụ xả súng thương tâm
XóaHội nghị thượng đỉnh các nền dân chủ là kế hoạch hành động mới nhất mà chính quyền Biden đã đang thực hiện nhằm giải quyết vấn đề mà vị tổng thống của Đảng Dân chủ, còn thực chất hội nghị này có được coi là dân chủ không thì chỉ có bản chất ước Mỹ tổ chức mới có thể biết được mà thôi.
Trả lờiXóaĐây là ý tưởng của Tổng thống Mỹ Joe Binden trong thời kỳ tranh cử tổng thống, đây cũng là một hội nghị đầu tiên được tổ chức về vấn đề dân chủ.Hội nghị này do nước Mỹ đứng ra tổ chức nên việc mời quốc gia nào, mời bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí cũng như ý đồ, mục đích của người tổ chức.
XóaNhững đóng góp tích cực và hiệu quả của Việt Nam vào mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giữ vững các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền, là sự chứng thực Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của người dân không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người.
Trả lờiXóaViệc làm của nước ta không chỉ thể hiện ở việc kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quyền con người mà được thực hiện trên tất cả các mặt như: Tự do ngôn luận, báo chí, thông tin; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giáo dục và các vấn đề trên tất cả các lĩnh vực.
XóaViệt Nam là đất nước dân chủ và thật sự dân chủ, những đóng góp tích cực của Việt Nam vào nền dân chủ thế giới thì mọi người dân tiến bộ đều có thể thấy được. Việt Nam là đất nước coi trọng nhân quyền và bảo vệ nhân quyền, không phải như các tổ chức phản động hay các nhà dân chủ cuội kia nói điêu nói càn
Trả lờiXóaMang tiếng là hội nghị dân chủ nhưng ngay bản thân những chru thể tham gia còn chưa thực thi được quyền dân chủ thì có tư cách gì để phán xét các nước khác? Nước ta là một nước dân chủ và thực sự là một quốc gia dân chủ. Nhà nước luôn tôn trọng quyền dân chủ của mọi người dân
Trả lờiXóaQua đại dịch chắc nhiều người sẽ bât ngờ về độ dân chủ của nhiều quốc gia khi sự phân biệt đối xử diễn ra công khai ngay ở đất nước thuộc hạng đàn anh đàn chị như Mẽo, và quốc gia luôn bị báo đài nước ngoài công kích như Việt Nam lại trở thành một điểm sáng
Xóa