Đắc Chí
Ngày 14/12 vừa qua,
chỉ vài giờ sau khi TAND TP Hà Nội xét xử công khai và tuyên án bị cáo Phạm Thị
Đoan Trang về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, thông cáo của
người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu ra những ý kiến thiếu khách quan,
sai lệch về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam để bênh vực cho đối tượng
phạm tội.
Bản thông cáo có đoạn
viết: “Hoa Kỳ lên án việc buộc tội và kết án chín năm tù đối với nhà báo và tác
giả Phạm Đoan Trang, người chỉ đơn thuần bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn
hoà.”
Chưa dừng lại, bản
thông cáo còn nhắc đến quan điểm gần đây của Nhóm công tác của Liên hợp quốc về
giam giữ tùy tiện, qua đó cho rằng “việc giam giữ Phạm Đoan Trang là tùy tiện
và trái với các cam kết và nghĩa vụ quốc tế về quyền con người của Việt Nam”!?
Trong khi đó, Đại sứ
quán Canada tại Hà Nội cũng ra tuyên bố trên trang Facebook chính thức về vụ việc,
cho biết nước này “vô cùng quan tâm đến việc tuyên án đối với bà Phạm Thị Đoan
Trang”, đồng thời cơ quan ngoại giao Canada cũng kêu gọi “nhà chức trách Việt
Nam cho phép các nhà báo hành nghề mà không sợ bị bắt giữ, sách nhiễu hoặc trả
thù, đồng thời chấm dứt kiểm duyệt và kiểm soát diện rộng đối với các phương tiện
truyền thông và tự do ngôn luận”.
Đi cùng với những
tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Đại sứ quán Canada tại Hà Nội, các tổ chức
gắn mác “nhân quyền” như Ân xá quốc tế, Văn bút quốc tế, Phóng viên không biên
giới cũng lên tiếng xuyên tạc cho rằng, việc bắt và giam giữ đối tượng Phạm
Đoan Trang “là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận một cách trắng trợn”, “tấn
công vào nền tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập”. Để rồi từ sự xuyên tạc,
“đổi trắng thay đen” này, họ đòi “phải trả tự do ngay lập tức” cho Phạm Đoan
Trang.
Thực ra dư luận
không xa lạ gì luận điệu bổn cũ soạn lại của những tổ chức như Ân xá quốc tế,
Văn bút quốc tế, Phóng viên không biên giới. Đây là những tổ chức thường xuyên
lợi dụng, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận
để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam. Và đây cũng không phải là lần đầu mà Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ có hành động thiếu khách quan, thiếu thiện chí khi có những đánh
giá về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
Trong vụ việc này,
TANND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Phạm Đoan 9 năm tù về tội "Tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo quy định tại Điều
88, khoản 1 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Hội đồng xét xử xác
định, hành vi của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện
với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng
– văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân
bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, bị cáo hiểu và biết rõ hậu quả
hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn tích cực thực hiện trong một thời gian dài,
do vậy cần phải xử phạt nghiêm minh. Khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử
đánh giá bị cáo Phạm Thị Đoan Trang khai báo không thành khẩn, phạm tội nhiều lần
nên quyết định áp dụng hình phạt tù với thời hạn nhất định mới có tác dụng giáo
dục và phòng ngừa chung.
Cũng cần phải nói
thêm rằng, tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam được bảo đảm theo đúng
pháp luật quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam, không có cái gọi
là “nhà báo độc lập”, “nhà báo công dân”… như lập luận của một số tổ chức thiếu
thiện chí. Còn xét về luật pháp quốc tế, theo những giá trị phổ quát nhất, tự
do báo chí luôn mang tính lịch sử, cụ thể gắn với hoàn cảnh phát triển, văn hóa
của mỗi quốc gia; không thể có tự do báo chí vô hạn độ đến mức có thể xâm hại
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm hại nhân phẩm, danh dự của
người khác.
Vì vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ và các tổ chức “nhân quyền” cần tôn trọng sự thật và pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế, không nên bóp méo sự thật, xuyên tạc thực tế ở Việt Nam để bênh vực cho đối tượng vi phạm pháp luật như Phạm Đoan Trang./.
tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam được bảo đảm theo đúng pháp luật quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam, không có cái gọi là “nhà báo độc lập”, “nhà báo công dân”… như lập luận của một số tổ chức thiếu thiện chí.
Trả lờiXóaHành vi của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, bị cáo hiểu và biết rõ hậu quả hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn tích cực thực hiện trong một thời gian dài, do vậy cần phải xử phạt nghiêm.
XóaĐây là những tổ chức thường xuyên lợi dụng, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam. Và đây cũng không phải là lần đầu mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có hành động thiếu khách quan, thiếu thiện chí khi có những đánh giá về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
XóaTự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam được bảo đảm theo đúng pháp luật quốc tế và Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Ở Việt Nam, không có cái gọi là “nhà báo độc lập”, “nhà báo công dân”… như lập luận của một số tổ chức thiếu thiện chí. Đúng là nhảm nhí
Xóahành vi của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Trả lờiXóaCho nên việc xử lý ả ta là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và cũng làm thỏa mãn dư luận cho những bất bình về một kẻ công khai chống đối, coi thường chính quyền, đi ngược lại với quyền lợi của người dân nhưng vẫn dửng dưng ngoài vòng pháp luật
XóaThực ra dư luận không xa lạ gì luận điệu bổn cũ soạn lại của những tổ chức như Ân xá quốc tế, Văn bút quốc tế, Phóng viên không biên giới. Đây là những tổ chức thường xuyên lợi dụng, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam.
Trả lờiXóaPhạm Đoan Trang quả là một quân cờ đắc lực của giới phản động, cơ hội chính trị. Nhưng một kẻ có tư tưởng chống đối mạnh như này thì phải trừng trị thật nghiêm khắc để làm gương cho những kẻ khác.
Trả lờiXóaMỹ và các tổ chức nhân quyền cần tôn trọng sự thật và pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế, không nên bóp méo sự thật, xuyên tạc thực tế ở Việt Nam để bênh vực cho đối tượng vi phạm pháp luật như Phạm Đoan Trang, cô ta xứng đáng bị hình phạt như vậy, tôi còn thấy quá nhẹ với những tội cô ta gây ra.
Xóa9 năm tù là bản án còn nhẹ tay đối với Trang. Bởi vì một kẻ như ả ta thì rất khó mà cảm hóa, giáo dục; nguy cơ cao khi được ra tù thì Trang vẫn còn hoạt động chống đối mạnh mẽ. Hi vọng cơ quan chức năng có các biện pháp giáo dục thích đáng để thay đổi tư tưởng của ả ta.
Trả lờiXóatính ra giới rận chủ hoạt động năng nổ cũng góp phần làm cho hình ảnh và những hoạt động chống phá của Trang được nhiều người biết đến hơn, từ đó cho thấy bộ mặt thật của đám phản động, rận chủ trong nước. Bản chất cũng chỉ là lũ tay sai mà thôi.
Trả lờiXóaPhạm Thị Đoan Trang là người có học thức làm việc này càng là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước, làm mất uy tín của Đảng. Cô ta biết việc mình sai và biết rõ hậu quả hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn tích cực vì vậy phạt nặng là đúng.
Xóachẳng còn ai có thể cứu Trang trước sự nghiêm minh nghiêm trị của pháp luật. Cả đời trở thành tay sai cho các thế lực thù địch thì giờ lại một mình bị giam với 4 bức tường, âu cũng khổ nhưng khổ vì sự ngu dốt của bản thân ả.
Trả lờiXóaTính ra cuộc đời của Phạm Đoan Trang đâu có sung sướng gì nhỉ, năng lực thì không thua kém ai nhưng lại chọn lầm con đường để bây giờ thua kém bao nhiêu kẻ ngày xưa ngưỡng mộ ả ta, kêt cục thì không phải nói nữa rồi, nếu cho quay lại quá khứ chắc kẻ đang mạnh miệng trong trại giam kia chắc chắn sẽ chọn khác
XóaCó lẽ không còn gì dễ hơn để nhận ra những hành vi của Đoan Trang là hành vi chống đối. Nó rõ ràng đến mức khó chối cãi vậy mà vẫn có những kẻ bênh vực chị ta trong lúc chị đối diện với mức án 9 năm tù giam
Trả lờiXóaSự thật chị ta xuyên tạc sự thật, chị ta xuất bản các ấn phẩm có nội dung chống đối thì còn gì có thể chối cãi. Những luận điệu bênh vực chị ta chỉ là những ngụy biện, không hề có giá trị
Trả lờiXóaHành vi phạm tội của Phạm Đoan Trang là quá rõ ràng, không có gì để bàn cãi nữa rồi. Dù các cơ quan ngôn luận trái chiều, RFA hay BBC có phủ nhận sạch trơn những tội lỗi đó để bênh vực cho Phạm Đoan Trang thì cũng không thể chạy tội cho ả được
Trả lờiXóaHành vi phạm tội của con mụ này đã quá rõ ràng rồi, còn gì để mà lấp liếm che giấu hay bênh vực nữa đâu. Vậy mà vẫn có nhiều con người mù mờ tư tưởng, tẩy trắng một cách trắng trợn, vô lí những hành vi phạm tội của ả mà bênh vực thì cũng đến chịu
Trả lờiXóa