THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

23 tháng 12 2021

NHÂN LỄ NOEL NĂM NAY MÀ NGẪM VỀ VIỆC LIỆU VIỆT NAM CÓ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO?

by Minh Vy  |  at  23.12.21


Tự do tôn giáo được xem xét dưới nhiều góc độ. Dưới góc độ pháp lý, tự do tôn giáo là một khái niệm để chỉ quyền tự do theo đạo, tự do bỏ đạo, tự do đổi đạo, tự do thể hiện và thực hành đức tin của mình, tự do trong sinh hoạt tôn giáo, v.v. Đây không chỉ là quyền của cá nhân tín đồ, chức sắc mà còn là quyền của các tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân. Cũng từ phương diện pháp lý cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền dân sự hay chính trị nào khác cũng đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Không có tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc, tự do một cách tuyệt đối.

NHÂN LỄ NOEL NĂM NAY MÀ NGẪM VỀ VIỆC LIỆU VIỆT NAM ĐÀN ÁP TÔN GIÁO?

Ảnh: Người dân Việt Nam đón giáng sinh (Ảnh: Internet)

Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác”. Như vậy, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.

Thực tế các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, cho thấy rất rõ ràng chính sách nhất quán của Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cũng không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Đồng thời, không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đó là chính sách rất đúng đắn, rõ ràng và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.

Trên thực tế, đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động và đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức khác nhau. Các tôn giáo đều tôn trọng lẫn nhau, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đại bộ phận chức sắc, tín đồ sống phúc âm trong lòng dân tộc, tốt đời, đẹp đạo. Tín đồ gương mẫu cũng là công dân gương mẫu. Thế nhưng, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo lại không nhận ra thực tế này, với nhiều tham vọng chính trị và bị lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch, dẫn đến có những hành động cực đoan quá khích chống lại chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung. Họ lợi dụng tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”; liên kết và phụ họa với các thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước để hoạt động chống phá.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo nội sinh (Phật giáo Hoà Hảo, Cao đài…) song hành cùng các tôn giáo du nhập từ bên ngoài (Công giáo, Phật giáo, Tin lành…). Mặc dù được ví là “thư viện tôn giáo”, nhưng ở nước ta, các tôn giáo luôn luôn giữ mối đoàn kết và tôn trọng niềm tin tôn giáo lẫn nhau, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi tôn giáo có đức tin và hệ thống giáo lý, giáo luật, nghi thức tôn giáo riêng, là đặc trưng để phân biệt tôn giáo này với tôn giáo khác. Nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tôn giáo vẫn có điểm tương đồng, Người viết: “Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”. Từ đó, Bác Hồ chỉ ra:“Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái/ Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi/ Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”, với Bác Hồ, những giá trị đạo đức của tôn giáo: bác ái, từ bi, nhân nghĩa… rất phù hợp với đạo đức của truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

Bên cạnh những giá trị đạo đức, các tôn giáo còn có hệ thống những lễ hội rất phong phú. Trước đây, việc tổ chức và tham gia lễ hội là công việc nội bộ giáo hội và tín đồ trong đạo. Ngày nay, rất nhiều lễ hội tôn giáo không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà nó có sức lan toả, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng xã hội như Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo; Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh… Chẳng hạn như, lễ Vu lan trước đây mang nặng màu sắc Phật giáo, chủ yếu nhằm mục đích tưởng niệm, ca ngợi đức Mục Kiền Liên báo hiếu, giải thoát cho mẹ mình khỏi kiếp nạn ở địa ngục và giáo dục, hướng dẫn phật tử thực hành báo hiếu với cha mẹ mình. Ngày nay, lễ Vu lan dần trở thành lễ hội mang tính đại chúng. Đại lễ Vu lan là dịp để nhiều người tỏ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Trong ngày Vu lan, thật hạnh phúc cho những ai được cài lên ngực áo, nơi trái tim hồng mang dòng máu của mẹ cha, để biết rằng, người mẹ kính yêu của họ vẫn còn hiển hiện trên cõi đời này. Chính điều đó, làm cho những người con vô cùng hạnh phúc! Nếu có ai đó trên ngực áo đính bông hồng trắng, có nghĩa là họ đã không còn người mẹ thân yêu và trong ngày Vu lan ấy, họ kính nhớ về mẫu thân của mình.

Hay, Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của Hội thánh Cao đài Tây Ninh, đây là một trong hai lễ hội quan trọng nhất của đạo Cao đài, lễ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1925, nhằm ngày Rằm tháng Tám, Âm lịch tại nhà Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư. Sau này, hàng năm, vào dịp Rằm tháng Tám, Âm lịch, Hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức tại Toà thánh Tây Ninh thu hút hàng trăm nghìn tín đồ và du khách thập phương tụ hội về dự và xem lễ. Đối với tín đồ đạo Cao đài, Hội Yến Diêu Trì Cung đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Còn đối với khách du lịch, mỗi dịp Tết Trung thu, hàng nghìn người tìm đến Toà thánh Tây Ninh để được hoà mình vào một lễ hội đặc sắc của đạo Cao đài, tận hưởng không khí náo nhiệt, thưởng thức ẩm thực vô cùng phong phú. Đặc biệt, đến với Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, mọi người sẽ được thâm nhập vào một lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa sâu sắc về tâm linh, đạo đức, hướng con người vươn đến giá trị chân, thiện, mỹ. Hoặc, Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, xưa kia Giáng sinh là dịp để các chức sắc, nhà tu hành và những con chiên tưởng niệm, hân hoan chào đón thời khắc Chúa Jesu ra đời. Trước ngày Giáng sinh, các tín đồ trang trong trí nhà cửa, hang đá thật đẹp để chào đón Chúa ra đời. Trong đêm Giáng sinh, cộng đoàn tín đồ tập trung về nhà thờ để đọc kinh, cầu nguyện, hát ca mừng Chúa Giáng sinh. Ngày nay, ở Việt Nam, lễ Giáng sinh hay lễ Noel, đã vượt ra khỏi giáo đường của đạo Công giáo. Lễ Noel dần dần trở thành một sinh hoạt cộng đồng. Trong đêm Giáng sinh, người theo đạo vẫn thực hành những nghi thức, nghi lễ truyền thống của đạo Công giáo, còn người ngoại đạo tập trung đi xem lễ. Cũng trong đêm Noel, trẻ con háo hức chờ đợi để được Ông già Noel tặng quà; nhiều gia đình rủ nhau mở tiệc liên hoan; bạn bè tổ chức gặp mặt uống cà phê, hát karaoke; các bà, các chị cùng nhau đi mua sắm (hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại thường hạ giá trong dịp Giáng sinh)… Đặc biết nhất là trong dịp lễ Giáng sinh, các đôi tình nhân thường hẹn hò, nói những lời yêu thường, âu yếm tặng những món quá thật ý nghĩa…

Một trong những đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam đó là tính dung hoà: người Việt luôn luôn muốn sống hoà hợp với tự nhiên, dung hoà với xã hội và con người. Mặc dù là một đất nước đa tôn giáo, nhưng với tính cách dung hoà vốn có từ ngàn xưa, người Việt không có tư tưởng kỳ thị hoặc chia rẽ tôn giáo. Do vị trí địa lý đặc biệt, nên từ xa xưa, Việt Nam trở thành nơi giao thoa của các nền văn hoá trong khu vực và trên thế giới. Mỗi khi có luồng tư tưởng mới, có một tôn giáo mới du nhập, truyền bá vào nước ta, ông cha ta thưởng giữ tâm thế “lấy tĩnh chế động” để quan sát và “gạn đục khơi trong”, tiếp nhận những tinh hoa của nó, đồng thời Việt hoá để nó phù hợp với tâm lý xã hội, thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Có lẽ với đặc tính đó, mà ngày nay, chúng ta rất dễ dàng nhận thấy, ở hầu hết các lễ hội tôn giáo, ngoài sự hiện diện của tín đồ, còn có rất nhiều người dân, thậm chí là tín đồ của các tôn giáo khác cũng đến xem lễ, thăm quan, du lịch, tìm hiểu văn hoá-tín ngưỡng… Bức tranh tôn giáo đa dạng đã góp phần làm giàu cho đời sống tinh thần của người Việt, những giá trị đạo đức, nhân văn của các tôn giáo, những công trình kiến trúc, những tác phẩm văn học, nghệ thuật về đời sống tôn giáo… cùng với hệ thống lễ hội tôn giáo đã tạo nên bức tranh muôn màu của văn hoá Việt Nam./.

Minh Minder


15 nhận xét:

  1. Dịp lễ Noel người dân vẫn được trang trí giáng sinh, tổ chức các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ tuy nhiên năm nay tình hình dịch bệnh phức tạp nên người dân nên hạn chế tụ tập để đảm bảo phòng dịch

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tình hình dịch bệnh phức tạp làm cho người dân cũng đón noel trong sự dè chừng, chứng tỏ người dân bắt đầu có ý thức cho việc phòng chống dịch chứ không nhởn nhơ, coi thường như ngày xưa nữa, giờ vacxin đã được tiêm cho phần lớn người dân nên bài toán về ý thực hiện giờ là quan trọng nhất

      Xóa
  2. Tôn giáo luôn được coi là một phần của đời sống xã hội và chính tôn giáo làm đa dạng bản sắc văn hóa Việt Nam. Việt Nam luôn tôn trọng và có cái nhìn mở với tôn giáo nên không hề có chuyện đàn áp tôn giáo

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực tế ở Việt Nam rất tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển, chỉ những hoạt động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật mới bị cấm mà thôi, nhưng lại thường xuyên bị các đối tượng cố tình hiểu nhầm, thổi phồng vấn đề lên thành mất tự do tôn giao, đàn áp tôn giáo

      Xóa
  3. Thực tế các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, cho thấy rất rõ ràng chính sách nhất quán của Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu sinh sống ở Việt Nam thì chẳng khó để mà cảm nhận và nhìn thấy rõ những điều này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các tôn giáo ở Việt Nam đều được hoạt động tự do, bình đẳng và nhận được sự bảo hộ của pháp luật, tuy nhiên mọi hoạt vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định của pháp luật đều cần bị xử lý nghiêm, đó không phải là đàn áp tôn giáo mà là tạo môi trường để hoạt động, phát triển

      Xóa
  4. Tự do tôn giáo là vấn đề không cần bàn cãi nhiều ở Việt Nam. Chính người dân là hiểu rõ và cảm nhận rõ nhất về những điều này. Chỉ có những kẻ muốn chống đối thì mới cứ tiếp tục xuyên tạc tình hình Việt Nam vậy thôi chứ ở trong nước chẳng có ai là quan tâm hay ủng hộ chúng nó cả

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở nước mình thoài mái như vậy mà còn bảo là không có tự do tôn giáo thì chịu rồi, ai thấy không có tự do chứ người dân thấy hết sức thoải mái, quyền lợi của họ không hề bị hạn chế, tôn giáo cùng đồng hành và hòa chung cuộc sống, không như các từ báo lá cải vẫn hàng đưa tin đâu

      Xóa
  5. Mặc dù là một đất nước đa tôn giáo, nhưng với tính cách dung hoà vốn có từ ngàn xưa, người Việt không có tư tưởng kỳ thị hoặc chia rẽ tôn giáo. Do vị trí địa lý đặc biệt, nên từ xa xưa, Việt Nam trở thành nơi giao thoa của các nền văn hoá trong khu vực và trên thế giới. vậy nên những vu cáo cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo là điều hết sức vô lý

    Trả lờiXóa
  6. Bức tranh tôn giáo đa dạng đã góp phần làm giàu cho đời sống tinh thần của người Việt, những giá trị đạo đức, nhân văn của các tôn giáo, những công trình kiến trúc, những tác phẩm văn học, nghệ thuật về đời sống tôn giáo… cùng với hệ thống lễ hội tôn giáo đã tạo nên bức tranh muôn màu của văn hoá Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  7. Bất cứ là tôn giáo hay là nét văn hóa nào du nhập vào đất nước ta cũng là một quá trình sàng lọc, tiếp thu sao cho vẫn đảm bảo nét văn hóa dân tộc và tuyệt đối hòa nhập không hòa tan. Và đặc biệt không bao giờ có chuyện là kì thị tôn giáo hay cô lập hay là biến tấu xấu một nét văn hóa truyền thống của dân tộc tôn giáo nào

    Trả lờiXóa
  8. Phát triển và du nhập nhiều thứ thế này tôi thấy khá là hay. Người dân mình hiểu biết nhiều hơn, lối sống cũng "Tây" hơn. Kiểu như là có điều kiện thì con người càng có nhu cầu hưởng thụ nhiều mà. Và đặc biệt chúng ta cũng chẳng phân biệt ai là có theo đạo hay không mà chúng ta cũng trải qua dịp lễ giáng sính như một kì lễ khá là vui

    Trả lờiXóa
  9. Từ lâu giáng sinh đã trở thành thành một dịp lễ được đông đảo người dân mong chờ và ủng hộ thay vì chỉ mỗi người dân công giáo như trước khi. Chứng minh một điều là người dân Việt Nam vô cùng cời mở, sẵn sàng tiếp thu mọi truyền thống hay nét đẹp văn hóa chứ không kì thị bất cứ tôn giáo nào và nhà nước cũng không cấm cản điều đó

    Trả lờiXóa
  10. Giáng sinh, ngày đại lễ của đồng bào người công giáo. Tuy nhiên ở Việt Nam thì toàn thể nhân dân Việt Nam đều ửng hộ cũng như tích cực hưởng ứng ngày này. Qua đây mới thấy, chuyện Việt Nam đàn áp tôn giáo là hoàn toàn không có, hoàn toàn là bịa đặt của những kẻ có tư tưởng trái chiều dùng tư tưởng cá nhân mà bịa đặt, xuyên tạc

    Trả lờiXóa
  11. Việt Nam là đất nước tự do tôn giáo và thật sự là vậy. Việt Nam luôn tôn trọng tất cả các tôn giáo, bảo vệ và khuyến khích phát triển tôn giáo hợp pháp một cách tích cực. Giáng sinh là đại lễ của người công giáo, người dân Việt Nam tôn trọng và ủng hộ, hưởng ứng tích cực ngày này cũng đã cho thấy sự đoàn kết tôn giáo ở nước ta như thế nào rồi, không có chuyện chia rẽ, phân biệt tôn giáo đâu

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.