THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

10 tháng 12 2021

TỔ CHỨC CPJ LẠI DIỄN CHIÊU BÀI “TỰ DO BÁO CHÍ”

by Đắc Chí  |  at  10.12.21

Đắc Chí

Ngày 8/12/2021 vừa qua, tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) tiếp tục vu cáo Việt Nam bằng cách xếp “Việt Nam là một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới, xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập”. Và như thường lệ, đây cũng là lúc các cơ truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, BBC, VOA… “đục nước béo cò” đua nhau khai thác, chia sẻ, bình luận, cổ súy.

Bài viết trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Bản báo cáo của CPJ có tên gọi là “báo cáo nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông toàn thế giới trong năm 2021” đánh giá “Chính quyền Hà Nội bị liệt vào nhóm bỏ tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới, với 23 ký giả hiện đang phải chịu các án tù khác nhau”. Đáng chú ý, ba đối tượng “dân chủ” cộm cán đồng thời cũng là “cộng tác viên” của Đài Á châu tự do (RFA) là Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất cũng nằm trong danh sách mà CPJ đưa ra.

Để làm “sinh động” thêm bản báo cáo của CPJ, Đài RFA đã thực hiện phỏng vấn với Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật khoa Tạp chí và không lấy gì làm lạ khi đây vẫn là những nhận xét, đánh giá hết sức thiếu thực tiễn, mang tính chụp mũ, đặt điều về tự do báo chí tại Việt Nam. Đồng đảng của Phạm Đoan Trang nói rằng: “Tôi nghĩ rằng đây là một cái bản danh sách, hay có thể nói là "bản thành tích" cực kỳ đáng xấu hổ, cực kỳ đáng lên án của chính quyền Việt Nam.

Và một điều vô cùng đau lòng nữa là trong danh sách này có một người đồng nghiệp cực kỳ thân thiết của tôi là nhà báo Phạm Đoan Trang, người đã cùng tôi lập ra tờ Luật Khoa.

Thế thì tôi nghĩ rằng nó cho thấy một vấn đề rất là lớn của đất nước chúng ta là cái việc hình sự hoá hành vi ngôn luận, trong đó có hành vi ngôn luận của nhà báo.”

Trước hết cần khẳng định rằng, CPJ đã cố tình tạo dựng sự mập mờ bằng cách tảng lờ không quan tâm tới sự khác nhau giữa người hoạt động báo chí với tư cách là hoạt động nghề nghiệp được xã hội công nhận và được pháp luật bảo vệ, với người sử dụng internet làm phương tiện truyền bá ý kiến đi ngược tiến trình phát triển xã hội, tuyên truyền luận điệu sai trái, bình luận một số sự kiện - vấn đề một cách tiêu cực, xuyên tạc và bịa đặt,... từ đó gây hoang mang trong dư luận, làm mất ổn định xã hội.

Trên thực tế, ở Việt Nam không có phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những trường hợp được CPJ viện dẫn ra để chứng minh cho cái gọi là “Việt Nam là một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới” như: Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất… thực chất chỉ là những phần tử hoạt động chống đối chế độ và Nhà nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật nhà nước và hiện đang chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật.

Có thể kể đến như trường hợp của Nguyễn Văn Hoá. Theo cáo trạng: “từ năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập trang Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga) để chia sẻ, phát tán các bài viết, video, hình ảnh có nội dung kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động, trái với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Mục đích nhằm kích động người dân tụ tập biểu tình sau sự cố môi trường biển và tình hình lũ lụt trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Từ năm 2014 đến tháng 1/2015, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng blog “Luoishoa” để đăng tải, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng.

Nội dung các tài liệu này Nguyễn Văn Hóa copy, phát tán lại các bài viết của đối tượng thù địch khác; một số hình ảnh, tài liệu, video do đối tượng tự viết, tự quay phim, chụp ảnh hoặc biên tập lại với bút danh “Con kiến con” và gửi ra cho các báo, đài nước ngoài để tiếp tục phát tán.”

Với những hành vi như trên, Nguyễn Văn Hóa đã bị bắt vào ngày 11/1/2017, sau đó bị Tòa  án tuyên phạt 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự.

Mọi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật thì lẽ dĩ nhiên phải chịu những hình thức xử lý của pháp luật. Do đó, việc đưa ra “bản báo cáo tự do báo chí” hàng năm cũng chỉ là chiêu trò mà CPJ lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Và rõ ràng, thêm một lần nữa, CPJ lại chứng tỏ sự trái lối, lạc điệu trong tiếp cận vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam./.

13 nhận xét:

  1. Những trường hợp được CPJ viện dẫn ra để chứng minh cho cái gọi là “Việt Nam là một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới” như: Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thuỵ và Trương Duy Nhất… thực chất chỉ là những phần tử hoạt động chống đối chế độ và Nhà nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật nhà nước và hiện đang chịu sự trừng trị thích đáng của pháp luật. Chẳng có trường hợp phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù cả mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CPJ đã cố tình tạo dựng sự mập mờ bằng cách tảng lờ không quan tâm tới sự khác nhau giữa người hoạt động báo chí với tư cách là hoạt động nghề nghiệp được xã hội công nhận và được pháp luật bảo vệ, với người sử dụng internet làm phương tiện truyền bá ý kiến đi ngược tiến trình phát triển xã hội

      Xóa
    2. Tổ chức vi phạm pháp luật thì lẽ dĩ nhiên phải chịu những hình thức xử lý của pháp luật. Do đó, việc đưa ra báo cáo hàng năm cũng chỉ là chiêu trò mà CPJ lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Và rõ ràng, thêm một lần nữa, CPJ lại chứng tỏ sự trái lối, lạc điệu trong tiếp cận vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam.

      Xóa
  2. Mọi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật thì lẽ dĩ nhiên phải chịu những hình thức xử lý của pháp luật. Do đó, việc đưa ra “bản báo cáo tự do báo chí” hàng năm cũng chỉ là chiêu trò mà CPJ lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Và rõ ràng, thêm một lần nữa, CPJ lại chứng tỏ sự trái lối, lạc điệu trong tiếp cận vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mà ở Việt Nam không có phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những trường hợp được CPJ viện dẫn ra để chứng minh cho cái gọi là “Việt Nam là một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất thế giới”.

      Xóa
  3. CPJ cố tình tạo dựng sự mập mờ bằng cách tảng lờ không quan tâm tới sự khác nhau giữa người hoạt động báo chí với tư cách là hoạt động nghề nghiệp được xã hội công nhận và được pháp luật bảo vệ, sử dụng internet tuyên truyền luận điệu sai trái, bình luận vấn đề một cách tiêu cực, xuyên tạc và bịa đặt gây hoang mang dư luận, làm mất đoàn kết xã hội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CPJ đã cố tình tạo dựng sự mập mờ với người sử dụng internet làm phương tiện truyền bá ý kiến đi ngược tiến trình phát triển xã hội, tuyên truyền luận điệu sai trái, bình luận một số sự kiện - vấn đề một cách tiêu cực, xuyên tạc và bịa đặt từ đó gây hoang mang trong dư luận, làm mất ổn định xã hội.

      Xóa
  4. Cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật thì phải chịu những hình thức xử lý của pháp luật nên việc đưa ra bản báo cáo tự do báo chí hàng năm cũng chỉ là chiêu trò mà CPJ lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Càng chứng tỏ rằng CPJ lại chứng tỏ sự trái lối, lạc điệu trong tiếp cận vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CPJ bản chất là một nhà đài được đầu tư để công kích các quốc gia trong tầm ngắm dân chủ nhân quyền của nước Mỹ, thế nên không quá bất ngờ khi chúng ta đọc được các bài viết phê bình nước ta trong việc bỏ tù các nhà báo vi phạm pháp luật, đơn chỉ là chúng đang làm nhiệm vụ được giao mà thôi

      Xóa
  5. Trên thực tế, ở Việt Nam không có phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  6. Mọi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật thì lẽ dĩ nhiên phải chịu những hình thức xử lý của pháp luật. Do đó, việc đưa ra “bản báo cáo tự do báo chí” hàng năm cũng chỉ là chiêu trò mà CPJ lợi dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  7. Từ năm 2014 đến tháng 1/2015, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng blog “Luoishoa” để đăng tải, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng.

    Trả lờiXóa
  8. Tự do báo chí, tự do ngôn luận thì cũng phải tuân theo khuôn khổ pháp luật, không được trái với quy định của luật pháp Việt Nam. Không thể viện lí do vì là nhà báo hay là vì bất cứ lí do nào khác để tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật khi phạm pháp được. Ngoài ra thì phải khẳng định rằng Việt Nam không bắt bỏ tù vô cớ phóng viên hay nhà báo nào cả, chỉ trừng phạt người phạm tội mà thôi

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.