Tin từ VOA tiếng Việt cho biết: “Đại hội đồng LHQ ngày 2/3 thông qua nghị quyết mạnh mẽ phản đối Nga xâm lược Ukraine và yêu cầu Moscow ngay lập tức rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Ukraine.
Nghị quyết được 141/193 quốc gia thành viên ủng hộ.
Việt Nam nằm trong số 35 nước bỏ phiếu trắng.
Trong 5 nước phản đối nghị quyết có Nga, Syria và Belarus”.
Sau khi Nghị quyết được thông qua, điều dư luận quan tâm nhiều hơn cả vẫn là việc Việt Nam chúng ta nằm trong danh sách 35 nước bỏ phiếu trắng. Và không ngoài dự báo gần như ngay lập tức đã xuất hiện những phản ứng trái chiều, chủ yếu từ chính những người Việt đang ra sức, chủ trương ủng hộ Ucraine và lên án cuộc chiến tranh do nước Nga phát động đang diễn ra.
Bảng thống kê về số phiếu bỏ đối với Nghị quyết phản đối Nga xâm lược Ukraine và yêu cầu Moscow ngay lập tức rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Ukraine của Liên Hợp Quốc (Nguồn: Intermet).
Những người này dẫn ra nhiều lí do trong đó có phát biểu của ông Đại sứ Đặng Hoàng Giang tại Hội nghị của Đại hội đồng LHQ ngày 2/3 vừa qua, trong đó có câu: “Chiến tranh xuất phát từ các học thuyết lỗi thời về chính trị cường quyền” để nói rằng Việt Nam bất nhất trong phát biểu và hành động. Tuy nhiên, ngay trong vấn đề này đã cho thấy rất rõ thực tế: Không phải ai cũng hiểu thấu đáo những gì ông Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc phát biểu.
Theo đó, mặc dù bài phát biểu của Ông Đại sứ khá dài nhưng hầu hết những gì được nói ra đều đi đến khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là lên án chiến tranh nói chung và “Với trải nghiệm của chính mình, Việt Nam thấu hiểu rằng chiến tranh và xung đột khi nổ ra chỉ gây ra đau khổ sâu sắc cho người dân và hậu quả nghiêm trọng đối với nhiều khía cạnh trong đời sống của các quốc gia có liên quan trực tiếp cũng như của các quốc gia khác.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này”.
Còn đối với vấn đề đang diễn ra tại Ucraine thì: “Việt Nam hết sức lo ngại về tình hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine” và “chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp lớn cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung”; “kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia trong và ngoài khu vực tiếp tục hỗ trợ và tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các bên”.
Như vậy, từ bài phát biểu chúng ta sẽ dễ dàng thấy rằng, bài phát biểu và việc bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Liên Hợp Quốc không có bất cứ sự mâu thuẫn nào, thậm chí hết sức biện chứng và dễ hiểu. Bởi như đã được chỉ ra, Việt Nam phản đối chiến tranh và mong muốn hòa bình được lập lại giữa hai bên. Nhưng Việt Nam không đồng thuận với việc nhiều nước can thiệp thô bạo vào tình hình chung của Nga – Ucraine và ngay cả việc Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết mạnh mẽ phản đối Nga xâm lược Ukraine. Mà kêu gọi thế giới để hai nước tự giải quyết những xung đột, căng thẳng của mình trên cơ sở hòa bình và đối thoại. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc được cho là xương sống, nền tảng tồn tại của Liên Hợp Quốc trong hơn 70 năm tồn tại của mình!
Và riêng với điều này nếu Việt Nam bỏ phiếu ủng hộ mới là mâu thuẫn và sự lạ lùng.
Còn cái việc nói rằng: “Đến giờ này mà vẫn còn đi hai hàng và lội ngược lại dòng văn minh nhân loại. Chơi dao có ngày đứt tay, chính cái chính sách đu dây này sẽ phản tác dụng nếu sau này thế giới cũng sẽ quay lưng bỏ phiếu trắng khi Trung cộng xâm lược Việt Nam” thì đấy thực sự là một suy nghĩ ấu trĩ và không hiểu chuyện.
Việt Nam có quan hệ ngoại giao cả với Nga và Ucraine. Đó cũng là điều đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn giữ được. Trong khi đó đa số những quốc gia bỏ phiếu ủng hộ thông qua Nghị quyết hoặc đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao để phản đối. Phiếu trắng đồng nghĩa với Việt Nam không ủng hộ chiến tranh. Còn giải quyết chiến tranh thế nào, tự thân các tổ chức quốc tế và chính các nước có liên quan phải thực hiện thay vì kéo bè, kết đảng để chống lại một bên!
An Chiến
Việt Nam có quan điểm, đường lối đối ngoại riêng của Việt Nam, trên cơ sở độc lập, tự chủ. Việt Nam không có chuyện a dua bầy đàn. Cả Nga và Ucraina đều là bạn bè thân thiết của Việt Nam. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là không chọn bên mà Việt Nam chỉ chọn lẽ phái, công lý, trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaMiễn là hành động của Việt Nam không vi phạm luật quốc tế, không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình chung của thế giới, còn việc lực chọn phương án nào là tùy thuộc tình hình từng quốc gia, không thể đứng trên quan điểm nước bạn để chê trách Việt Nam được, và tin rằng quốc tế cũng không trách Việt Nam
XóaĐiều này nên VN không ủng hộ bất cứ bên nào trong cuộc chiến đang diễn ra và bỏ phiếu trắng trên nền tảng tôn trọng công việc nội bộ của từng quốc gia. Thực sự đáng tiếc khi không phải ai cũng hiểu thấu đáo, cặn kẽ những gì mà phía Việt Nam nói ra xung quanh vấn đề Nga - Ukraine.
Trả lờiXóaViệt Nam có quan hệ ngoại giao cả với Nga và Ucraine. Phiếu trắng đồng nghĩa với Việt Nam không ủng hộ chiến tranh. Còn giải quyết chiến tranh thế nào, tự thân các tổ chức quốc tế và chính các nước có liên quan phải thực hiện thay vì kéo bè, kết đảng để chống lại một bên
XóaViệt Nam bỏ phiếu trắng không phải Việt Nam không ủng hộ việc kết thúc chiến tranh Nga Ukraine mà Việt Nam không muốn việc chia bè kết cánh để bắt buộc, cưỡng chế việc kết thúc chiến tranh này. Điều Việt Nam mong muốn là các quốc gia lấy nền hòa bình thế giới làm trọng, tự nguyện, hòa hữu kết thúc chiến tranh một cách êm đẹp, trao trả lại hòa bình thế giới
Trả lờiXóaViệt Nam có quan hệ ngoại giao cả với Nga và Ucraine. Đó cũng là điều đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn giữ được. Trong khi đó đa số những quốc gia bỏ phiếu ủng hộ thông qua Nghị quyết hoặc đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao để phản đối. Phiếu trắng đồng nghĩa với Việt Nam không ủng hộ chiến tranh. Còn giải quyết chiến tranh thế nào, tự thân các tổ chức quốc tế và chính các nước có liên quan phải thực hiện thay vì kéo bè, kết đảng để chống lại một bên.
Trả lờiXóaTừ bài phát biểu chúng ta sẽ dễ dàng thấy rằng, bài phát biểu và việc bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Liên Hợp Quốc không có bất cứ sự mâu thuẫn nào, thậm chí hết sức biện chứng và dễ hiểu. Bởi như đã được chỉ ra, Việt Nam phản đối chiến tranh và mong muốn hòa bình được lập lại giữa hai bên. Nhưng Việt Nam không đồng thuận với việc nhiều nước can thiệp thô bạo vào tình hình chung của Nga – Ucraine và ngay cả việc Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết mạnh mẽ phản đối Nga xâm lược Ukraine.
Trả lờiXóa