THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

10 tháng 4 2022

GIÁO SƯ CARLYLE THAYER NÊN XEM LẠI QUAN ĐIỂM VỀ LÁ PHIẾU CHỐNG CỦA VIỆT NAM

by Thời Phong  |  at  10.4.22

Thời Phong


Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của Đài Á châu tự do, ngài giáo sư Carlyle Thayer từ Trường đại học New South Wales (Úc) đã bày tỏ quan điểm của mình về lá phiếu chống việc loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền LHQ của Việt Nam. Ngài giáo sư có nói:

“Tôi có thể nói rằng Việt Nam đã tự bắn vào chân mình…

… Và nếu Việt Nam tiếp tục có những lá phiếu như lần này thì họ sẽ mất thêm sự ủng hộ, bởi vì Hoa Kỳ và toàn bộ thế giới Phương Tây chắc chắn sẽ không hài lòng, và họ sẽ ủng hộ nước khác thay vì Việt Nam, hay nói cách khác, tại sao họ phải ủng hộ Việt Nam khi Việt Nam về phe Nga.”

Giáo sư Úc nhận định về việc Việt Nam bỏ phiếu chống

Đồng thời, ngài giáo sư Úc đưa ra nhận định có phần hăm dọa rằng:

“Tôi cho rằng trong hoàn cảnh này thì không lãnh đạo cấp cao nào của Việt Nam có thể thực hiện một chuyến đi đến Châu Âu, dù là vì vấn đề thương mại hay gì đi nữa, bởi vì chuyện này sẽ được lôi ra, nếu không bởi một thành viên của nghị viện Châu Âu thì cũng bởi một nước nào đó. Với hành động lần này Việt Nam đã khiến mình bị sơ hở rất nghiêm trọng.”

Ngay lập tức, từ ngày 9 tới 14/4, Ngoại trưởng Canada, bà Mélanie Joly thực hiện chuyến công du Indonesia và Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối ASEAN. Chuyến công du này nhằm mở rộng quan hệ đối tác và tái khẳng định cam kết của Ottawa gắn kết với các quốc gia trong khu vực như một phần của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sắp tới của Canada.

Ngoại trường Canada công du đến Việt Nam


Tin này chẳng phải vả ngay vào những phát ngôn và nhận thức chính trị của ngài giáo sư Carlyle Thayer hay sao.

Cũng phải thôi, bởi thiết nghĩ trong quan hệ ngoại giao thì lợi ích quốc gia là trên hết. Việc bỏ phiếu về các vấn đề liên quan Ukraine được Mỹ và phương Tây khua khoắng nên mới rầm rộ, ầm ĩ. Chứ một lá phiếu đâu có thể nghiêm trọng đến mức, mà các quốc gia hi sinh lợi ích mà từ bỏ giá trị trong quan hệ hợp tác với Việt Nam. Nhất là khi “Thế giới phương Tây là thế giới mà lợi ích là tối thượng, không phải là một thế giới của tình thương vô điều kiện đâu”.

Hãy nhớ điều này nhé ngài giáo sư ‘đáng kính’ người Úc. Dọa ai thì dọa chứ đừng dọa Việt Nam chúng tôi./.

7 nhận xét:

  1. thiết nghĩ trong quan hệ ngoại giao thì lợi ích quốc gia là trên hết. Việc bỏ phiếu về các vấn đề liên quan Ukraine được Mỹ và phương Tây khua khoắng nên mới rầm rộ, ầm ĩ. Chứ một lá phiếu đâu có thể nghiêm trọng đến mức, mà các quốc gia hi sinh lợi ích mà từ bỏ giá trị trong quan hệ hợp tác với Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác là một lá phiếu của Việt Nam chả ảnh hưởng gì đến kết quả chung cả, và các nước cũng tôn trọng quyết định của Việt Nam, nếu như loại khỏi hội đồng nhân quyền thì thiết nghĩ phải loại Mỹ ra đầu tiên với những tội ác trong quá khứ, Mỹ đang còn nhởn nhơ đấy thì đừng nói đến chuyện công bằng

      Xóa
  2. Việt Nam chọn bỏ phiếu trống, cũng không phải VIệt Nam ủng hộ cuộc chiến tranh của Nga tại Ucraina, hai vấn đề đó hoàn toàn khác nhau. Việt Nam bỏ phiếu chống thể hiện sự độc lập, tự chủ của Việt Nam, không dễ dàng bị ngả vào bất kỳ phe nào bởi Việt Nam không chọn phe mà Việt Nam chọn lẽ phải. Hãy nhớ điều này nhé ngài giáo sư ‘đáng kính’ người Úc. Dọa ai thì dọa chứ đừng dọa Việt Nam chúng tôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong quan hệ ngoại giao thì lợi ích quốc gia là trên hết. Việc bỏ phiếu về các vấn đề liên quan Ukraine được Mỹ và phương Tây khua khoắng nên mới rầm rộ, ầm ĩ. Chứ một lá phiếu đâu có thể nghiêm trọng đến mức, mà các quốc gia hi sinh lợi ích mà từ bỏ giá trị trong quan hệ hợp tác với Việt Nam.

      Xóa
  3. Việt Nam luôn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả quốc gia trên thế giới. Hợp tác với Việt Nam thì hai bên đều có lợi. Thế nên đừng ai dọa Việt Nam. Việt Nam chọn bỏ phiếu chống, bởi căn cứ nghị quyết nêu ra để loại Nga rất mơ hồ. Đó chỉ là một đoạn video về cái gọi là “thảm sát Bu cha”. Thế nhưng, hiện nay chưa có bất kỳ một cuộc điều tra độc lập nào về vụ thảm sát này. Cuộc thảm sát đến với thế giới chủ yếu cũng chỉ là qua truyền thông Ucraina và truyền thông phương Tây. Mà trong cuộc chiến tuyên truyền hiện nay, những thể loại tin giả như thế này rất nhiều. Việt Nam không thể vội vàng tin vào một thông tin mơ hồ để ủng hộ một nghị quyết mơ hồ như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc bỏ phiếu loại Nga ra khỏi hội đồng chỉ là một chiêu bài của Mỹ và phương tây để cổ vũ cho việc người dân ucraina kiên quyết chống trả để biến đất nước của họ trở thành vũng lầy của Nga không thể rút chân ra được, yên tâm một điều răng phương tây cũng chả muốn Ucraina được độc lập đâu

      Xóa
  4. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối ASEAN. Chuyến công du này nhằm mở rộng quan hệ đối tác và tái khẳng định cam kết của Ottawa gắn kết với các quốc gia trong khu vực như một phần của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sắp tới của Canada.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.