Minh Vy
Hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên
quá quen thuộc và phổ biến với hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là với giới
trẻ. Bởi đây được xem là nơi làm việc và giải trí lớn nhất và tốt nhất hiện
nay, người dùng đăng tải và chia sẻ sở thích, quan điểm của bản thân nhưng đi
kèm với đó cũng không ít cạm bẫy và nguy hại xuất hiện nếu sử dụng mạng xã hội
một cách tiêu cực. Trong hoạt động truyền thông tiếp thị, các mạng xã hội
phổ biến được coi là một công cụ không thể bỏ qua để gia tăng độ phủ, làm
hình ảnh thương hiệu, tiếp cận được với tối đa khách hàng tiềm năng và chuyển
hoá họ thành khách hàng thân thiết của mình.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraina bắt đầu cho đến nay, bên cạnh những
kênh truyền thông của cả hai phía là phương Tây và Nga đưa tin thì người dùng
các nền tảng mạng xã hội như: Facebook,
telegram, Istagram, Twitter, Tiktok… được coi là một trong những kênh đưa tin
nhanh chóng nhất, cập nhật sát nhất về cuộc xung đột này. Bên cạnh những lợi
ich trên thì hệ lụy từ việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội này đã được bốc lộ
rõ nét trong cuộc xung đột này.
Chúng ta có thể thấy ngay từ khi cuộc xung đột nổ ra, rất nhiều người dân,
thậm chí cả binh sĩ quân đội hai bên đã bất chấp nguy hiểm đã sử dụng mạng xã hội
để ghi hình, đăng tải tình hình cuộc xung đột, vị trí đóng quân của quân đội
hai bên. Điều đơn giản để họ ghi lại một phần để thông báo cho người thân, bạn
bè về nơi mình đang sống có an toàn hay không, một phần để câu like, hay thể hiện
sự tò mò của bản thân mình. Từ những hình ảnh và video trên đã giúp cho các lực
lượng tình báo thu thập thông tin đánh giá tình hình, đối chứng thông tin để có
thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác vào vị trí đó hay không. Kết quả, đã
có rất nhiều vị trí đóng quân, doanh trại, kho vũ khí, trận địa pháo bị không
kích hoặc tên lửa chính xác tiêu diệt.
Như vậy, chúng ta có thể thấy với tính chất siêu kết nối, tốc độ lan tỏa
thông tin siêu nhanh, bất cứ thông tin nào xuất hiện trên các nền tảng mạng xã
hội cũng có thể đến với mọi người có mặt ở khắp nơi trên thế giới trong thời
gian ngắn. Nếu đó là những thông tin tích cực, lành mạnh, nhân văn sẽ góp phần
nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong xã hội. Ngược lại, nếu đó là
những thông tin tiêu cực, độc hại sẽ như thứ “đại dịch” lây lan, gây ra những
tác hại không nhỏ đối với môi trường thông tin, môi trường văn hóa xã hội, nhất
là đối với lĩnh vực An ninh - quốc phòng hiện nay.
Tại Việt Nam chúng ta theo thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy:
Trong khoảng 10 năm qua đã phát hiện hơn 1.000 vụ làm lộ bí mật nhà nước. Bên cạnh
những trường hợp cố tình làm lộ bí mật nhà nước phải xử lý nghiêm minh, vẫn còn
nhiều trường hợp làm rò rỉ thông tin nội bộ, thông tin nhạy cảm của cơ quan,
đơn vị xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ sự vô tư đến mức vô tâm của chính những
người sử dụng MXH.
Việc xảy ra tình trạng rò rỉ thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị và lộ
thông tin thuộc bí mật nhà nước, nhất là các thông tin về an ninh - quốc phòng,
ngoài nguyên nhân khách quan do tác động mặt trái của thời đại công nghệ số
và các nền tảng mạng xã hội không dễ quản lý, kiểm soát một sớm một
chiều, còn xuất phát từ ý thức chủ quan của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị
chưa làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức trong thực hiện công tác phòng gian, bảo mật và quản lý thông tin nội
bộ; đồng thời vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên lơ là, mất cảnh giác dẫn đến
vô ý làm rò rỉ thông tin nội bộ và lộ bí mật nhà nước. Cùng với đó, tình trạng
lưu trữ tài liệu mật trong máy tính xách tay và trong các thiết bị lưu trữ có kết
nối internet còn khá phổ biến cũng làm cho công tác bảo vệ bí mật nhà nước chưa
được thực hiện nghiêm ngặt, hiệu quả.
Vì vậy, sử dụng các nền tảng mạng xã hội là một nội dung thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của mọi người dân. Nhưng quyền tự do đó cần được đặt trong khuôn khổ luật pháp, đạo đức xã hội để bảo đảm cho người sử dụng các nền tảng mạng xã hội vừa được thể hiện nhu cầu kết nối, bày tỏ, chia sẻ chính đáng của mình, vừa góp phần phòng ngừa nguy cơ rò rỉ thông tin nội bộ và lộ bí mật nhà nước, nhất là các lĩnh vực liên quan đến an ninh - quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ Quốc từ sớm, từ xã từ ngay trên không gian mạng./.
ngay từ khi cuộc xung đột nổ ra, rất nhiều người dân, thậm chí cả binh sĩ quân đội hai bên đã bất chấp nguy hiểm đã sử dụng mạng xã hội để ghi hình, đăng tải tình hình cuộc xung đột, vị trí đóng quân của quân đội hai bên. Đây là hành vi rất nhạy cảm, nguy hiểm, dễ dẫn đến việc lộ lọt thông tin, tình hình chiến sự của hai nước.
Trả lờiXóaViệc liên tục đưa tin, chụp hình quay phim về tình hình chiến sự, quân sự Nga - Ukraine là một hành động vô cùng nguy hiểm, chẳng khác nào phô bày cho cả thế giới biết được lực lượng, phương tiện quân sự của mình như nào cả, ảnh hưởng đến tình hình chính trị cực kì,
Trả lờiXóaĐưa tin để quân địch đưa bom đến hỏi thăm doanh trại quân đội nước mình thì đỉnh cao rồi, bên nào có được đồng đội như thế thì có bị tiêu diệt cũng không lấy làm bất ngờ, phải nói rằng nước nào tận dụng được truyền thông, mạng xã hội thì tỷ lệ chiến thắng sẽ rất cao trong cuộc chiến này
XóaCác nước cứ thi nhau đưa tin về tình hình chiến sự Nga - Ukraine mà quên mất sự nguy hiểm từ việc làm này, nó có thể dẫn đến việc làm lộ lọt bí mật nhà nước, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường nếu sử dụng không đúng, không cẩn thận, tuyên truyền đưa tin không hợp lí.
Trả lờiXóaChúng ta có thể thấy với tính chất siêu kết nối, tốc độ lan tỏa thông tin siêu nhanh, bất cứ thông tin nào xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội cũng có thể đến với mọi người có mặt ở khắp nơi trên thế giới trong thời gian ngắn. Nếu đó là những thông tin tích cực, lành mạnh, nhân văn sẽ góp phần nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong xã hội.
Trả lờiXóa