THÔNG TIN

Bài viết
Bình luận

ONLINE

Free Global Counter

TRUY CẬP

ALEXA

28 tháng 5 2022

SÁCH GIÁO KHOA: KHỔ TO ĐI KÈM "KHỔ TO"

by Thời Phong  |  at  28.5.22

Thời Phong


Thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 25/5, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giải thích về dư luận phản ánh tình trạng sách giáo khoa tăng giá 2-3 lần: "Việc này tôi không phải thanh minh hay giải thích cho doanh nghiệp, nhưng cung cấp thông tin để đại biểu biết thêm". Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải thích sách giáo khoa mới đắt vì khổ lớn, giấy tốt, từ biên soạn đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành do doanh nghiệp đảm nhiệm.

 

Khi so sánh giá sách giáo khoa nên có sự tương đồng, tức giá các bộ sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhau. Đơn cử, sách cho lớp 1, 2, 3, 7, 10, là biên soạn mới, xã hội hóa theo chủ trương của Quốc hội. Các loại sách này được biên soạn với khổ lớn, giấy tốt hơn. Quy trình từ biên soạn đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành đều do các doanh nghiệp đảm nhiệm, sau đó kê khai giá với Bộ Tài chính.

 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải thích nguyên nhân tăng giá sách giáo khoa


Còn nhớ ngày xưa đi học phổ thông, hễ "lên lớp" là lại phải lo đi xin, mượn sách giáo khoa. Người cho mượn sách còn phải dặn dò là "giữ cẩn thận để các em nhỏ hơn còn dùng"... Số nhà khá giả sẵn sàng bỏ tiền mua sách mới, bỏ sách cũ gần như đếm trên đầu ngón tay. Xã hội tiến bộ từng ngày, nói vậy chứ vẫn còn nhiều người nghèo lo từng bữa chứ chưa nói sẵn sàng mua sách mới cho con đi học để bằng bạn, bằng bè.

 

Cải cách là cần thiết, nhưng những bước đi cần rất thận trọng. Và cái quan trọng nhất là phải đặt lợi ích của học sinh lên trên hết. Cái cần thiết của cải cách là nội dung sách, hơn là một cuốn sách to, giấy đẹp đi kèm với nỗi lo về tiền bạc cho nhiều gia đình, phụ huynh. Mà cứ với tốc độ số lần cải cách như này, thì sách to, sách đẹp chả chắc dùng được lại mấy lần. Vừa lãng phí ngân sách, vừa khiến phụ huynh đau đầu.

 

Nên đặt trọng tâm về nội dung trong sách thay vì chỉ chăm chú vào chất lượng của giấy in và khổ sách. Việt Nam là quốc gia theo con đường XHCN, nghĩa là lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân làm cơ sở để phụng sự, phục vụ. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Vậy nên cái cốt lõi là chất lượng, hiệu quả trong việc xây nên những lớp người mới có trình độ, có nhiệt huyết, đủ sức gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai.

 

Cải cách cần bám sát tình hình thực tế khách quan để có được chất lượng, hiệu quả và phù hợp lòng dân. Quan trọng nhất phải bám sát tinh thần coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”./.


7 nhận xét:

  1. Cải cách quả thật là cần thiết, nhưng những bước đi cần rất thận trọng vì ảnh hưởng tới cả thế hệ và xã hội. Và cái quan trọng nhất là phải đặt lợi ích của học sinh lên trên hết. Sách thì hay thật đấy nhưng làm như vậy vừa lãng phí tiền bạc của cải, hiệu quả cũng không hơn nhiều, lại gây ra nhiều nỗi lo cho phụ huynh không có điều kiện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Số nhà khá giả sẵn sàng bỏ tiền mua sách mới, bỏ sách cũ gần như đếm trên đầu ngón tay. Xã hội tiến bộ từng ngày, nói vậy chứ vẫn còn nhiều người nghèo lo từng bữa chứ chưa nói sẵn sàng mua sách mới cho con đi học để bằng bạn, bằng bè.

      Xóa
    2. Cái cốt lõi là chất lượng, hiệu quả trong việc xây nên những lớp người mới có trình độ, có nhiệt huyết, đủ sức gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai. Chứ không phải làm nó trở nên màu mè

      Xóa
  2. Cái cần thiết của cải cách là nội dung sách, hơn là một cuốn sách to, giấy đẹp đi kèm với nỗi lo về tiền bạc cho nhiều gia đình, phụ huynh. Mà cứ với tốc độ số lần cải cách như này, thì sách to, sách đẹp chả chắc dùng được lại mấy lần. Vừa lãng phí ngân sách, vừa khiến phụ huynh đau đầu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Vậy nên cái cốt lõi là chất lượng, hiệu quả trong việc xây nên những lớp người mới có trình độ, có nhiệt huyết, đủ sức gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai.

      Xóa
  3. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại. Cải cách cần bám sát tình hình thực tế khách quan để có được chất lượng, hiệu quả và phù hợp lòng dân.

    Trả lờiXóa
  4. Phải đặt lợi ích của học sinh lên trên hết. Cái cần thiết của cải cách là nội dung sách, hơn là một cuốn sách to, giấy đẹp đi kèm với nỗi lo về tiền bạc cho nhiều gia đình, phụ huynh. Mà cứ với tốc độ số lần cải cách như này, thì sách to, sách đẹp chả chắc dùng được lại mấy lần. Vừa lãng phí ngân sách, vừa khiến phụ huynh đau đầu.

    Trả lờiXóa

Proudly Powered by Blogger.