Huy Văn
Bao
lâu nay, nhiều trang tin không chính thống
trên không gian mạng thường đưa các tin bài xuyên tạc về tình hình tự do, dân
chủ, nhân quyền ở Việt Nam trong đó vu cáo Việt Nam đàn áp cấm đoán tôn giáo. Vậy
sự thật của những thông tin trên là gì?
Những
ngày qua, trên các trang mạng xã hội lan truyền các clip, hình ảnh đoàn diễu
hành của người dân trong một buổi lễ được tổ chức tại nhà thờ lớn ở Hà Nội với
không khí vui tươi, sôi động và có sự hưởng ứng của người dân hai bên đường. Nếu
như Việt Nam thực sự đàn áp tôn giáo như những thông tin bịa đặt trên thì buổi
lễ đó có được tổ chức một cách công khai và rầm rộ như vậy? Gần đây nhất và các
clip và hình ảnh tượng Đức Mẹ chuẩn bị khánh thành ở Núi Cúi tỉnh Đồng Nai được
coi là một trong những tượng Đức Mẹ lớn nhất thế giới được xây dựng. Nếu như Việt
Nam đàn áp, cấm đoán tôn giáo thì liệu bức tượng trên có được xây dựng?
Tự
do tôn giáo được xem xét dưới nhiều góc độ. Dưới góc độ pháp lý, tự do tôn giáo
là một khái niệm để chỉ quyền tự do theo đạo, tự do bỏ đạo, tự do đổi đạo, tự
do thể hiện và thực hành đức tin của mình, tự do trong sinh hoạt tôn giáo ...
Đây không chỉ là quyền của cá nhân tín đồ, chức sắc mà còn là quyền của các tổ
chức tôn giáo có tư cách pháp nhân. Cũng từ phương diện pháp lý cho thấy, ở bất
cứ quốc gia nào, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền dân sự hay chính trị
nào khác cũng đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Không có tự do vô
chính phủ, tự do vô nguyên tắc, tự do một cách tuyệt đối. Điều 18 Công ước Quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “Quyền tự do của cá nhân thể hiện
tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn như các
giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn,
trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của
những người khác”. Như vậy, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác
trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.
Trên
thực tế, đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động và đa dạng
với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn
giáo và mô hình tổ chức khác nhau. Các tôn giáo đều tôn trọng lẫn nhau, hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đại bộ phận chức sắc, tín đồ sống phúc
âm trong lòng dân tộc, tốt đời, đẹp đạo. Tín đồ gương mẫu cũng là công dân
gương mẫu. Thế nhưng, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo lại
không nhận ra thực tế này, với nhiều tham vọng chính trị và bị lôi kéo, kích động
của các thế lực thù địch, dẫn đến có những hành động cực đoan quá khích chống lại
chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung. Họ lợi dụng tôn giáo, quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền và
chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền”; liên kết và phụ họa với các thế lực thù địch, các phần tử phản động,
chống đối ở cả trong và ngoài nước để hoạt động chống phá.
Từ
thực tiễn nêu trên, cần có một cái nhìn khách quan và toàn diện rằng, quyền tự
do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay luôn được đảm bảo và ngày càng được cải thiện
theo xu thế phát triển của đất nước và của thời đại. Chức sắc và tín đồ các tôn
giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo, biểu hiện
đức tin, được tạo điều kiện cho mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, được
mở các trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp đáp ứng nhu
cầu phát triển của giáo hội phù hợp với trình độ phát triển của xã hội; được
Nhà nước tạo điều kiện cho mở rộng, phát triển các quan hệ giao lưu quốc tế ...
Ở Việt Nam, không có chuyện kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn
giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật.
Như
vậy, một lần nữa chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không
có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu
trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá
Đảng và Nhà nước Việt Nam./.
Đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động và đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức khác nhau, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.
Trả lờiXóaCần có một cái nhìn khách quan và toàn diện rằng, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay luôn được đảm bảo và ngày càng được cải thiện theo xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.
XóaỞ bất cứ quốc gia nào, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền dân sự hay chính trị nào khác cũng đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Không có tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc, tự do một cách tuyệt đối
XóaNhìn người dân ngoan ngoan chấp hành theo khuôn khổ của pháp luật kìa, có ai làm khó họ đâu, tạo điều kiện tối đa để theo tôn giáo đó chứ, chỉ có những kẻ lăm le chống đối, vi phạm pháp luật mói bị các quy định quản lý, chế tài xử phạt, nhìn là phải nhìn khách quan chứ
XóaTừ phương diện pháp lý cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền dân sự hay chính trị nào khác cũng đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Không có tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc, tự do một cách tuyệt đối.
XóaCác tôn giáo đều tôn trọng lẫn nhau, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đại bộ phận chức sắc, tín đồ sống phúc âm trong lòng dân tộc, tốt đời, đẹp đạo. Tín đồ gương mẫu cũng là công dân gương mẫu.
Trả lờiXóa